Chuyện ở đây nói về những máy bay phản lực, tên lửa phòng không, trạm radar và các sản phẩm đắt giá khác, mà như đang thấy, nguồn cung cấp lại cũng sẽ là một trong các thành viên của cuộc cãi vã, tức là Hoa Kỳ.
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế, từ năm 2001 khối lượng buôn bán vũ khí đã gia tăng không ngừng. Trong lĩnh vực này, Hoa Kỳ vượt trước tất cả, tỷ lệ đã tăng 33% trong giai đoạn 2011-2015, trong khi từ năm 2006 đến năm 2010, con số này là 29%. Mà theo số liệu của chính người Mỹ, vào năm 2015, Hoa Kỳ bán vũ khí cho các nước khác đạt doanh thu 47 tỷ USD, nhiều hơn 15 tỷ USD so với năm 2014.
Trong cuộc đàm đạo với Sputnik, chuyên gia phân tích quân sự Serbia, cây chính luận của báo "Politika" Miroslav Lazanski đã nói rằng bất kỳ cuộc xung đột trên thế giới đều là món quà cho những quốc gia với ngành công nghiệp quân sự hùng mạnh. Theo quan điểm của ông, trong mỗi cuộc khủng hoảng Hoa Kỳ thường kiếm được 20-25 tỷ USD, và cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ không phải là ngoại lệ.
Chuyên gia Lazansky nhắc rằng đợt căng thẳng kế tiếp trong quan hệ giữa Tehran và Riyadh đã mang lại cho Washington ít nhất là 65 tỷ USD — chính đó là số lượng vũ khí mà người Saudi Arabia đã đặt mua.
Chuyên gia cũng lưu ý: mỗi phát đạn hay tên lửa Mỹ phóng ra, mỗi lít xăng tiêu phí, cuối cùng đều do Iraq gánh, cả chiến dịch "Bão táp sa mạc" thì sau rốt người Mỹ vẫn không tốn một xu, và một cú áp-phe kinh doanh béo bở nữa là cuộc chiến ở Libya.
"Họ đã tịch thu các tài khoản có chứa 250 tỷ tiền công quỹ của Libya. Và như thế hóa ra là chiến tranh ở Libya lại do chính Libya chi trả, rồi không chỉ riêng Hoa Kỳ làm như vậy mà còn thêm cả Pháp và Anh".
Tương quan này gợi nhớ tài liệu giải mật gần đây từ Kho Lưu trữ quốc gia Anh: đó là bức thư, trong đó một vài ngày sau khi vụ tấn công của Hussein vào Kuwait Bộ trưởng Bộ Mua sắm quốc phòng Alan Clark đã mô tả phản ứng dự kiến của Hoa Kỳ và các đồng minh với cuộc xâm lược Iraq là "cơ hội chưa từng thấy dành cho Cục Xuất khẩu vật tư thuộc Bộ Quốc phòng". Dể hiểu là ở đây nói về kế hoạch cung cấp vũ khí cho các nước vùng Vịnh Ba Tư.
Liệu rằng người ta có bỏ qua "cơ hội chưa từng thấy" đang mới xuất hiện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương?