Đế chế Vạn Thịnh Phát và "giỏ hàng" BĐS tỷ USD giờ ở đâu?

© Ảnh : VietQBà Trương Mỹ Lan
Bà Trương Mỹ Lan - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang sở hữu hàng loạt công ty con nghìn tỷ, sở hữu khối đất vàng đồ sộ tại Tp.HCM thông qua các thương vụ thâu tóm. Tuy nhiên, số ít các dự án của tập đoàn này trong "giỏ hàng" tỷ USD được triển khai xây dựng còn lại đa phần "bất động".

Sở hữu lòng vòng khối đất vàng đồ sộ thông qua hệ thống công ty con nghìn tỷ

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam
Vì sao FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết vô tư "lộng hành" ngay giữa Hà Nội?
Vạn Thịnh Phát được nhắc tới là một trong những tập đoàn BĐS đang sở hữu khối BĐS đắc địa nhất Tp.HCM hiện nay. Chỉ riêng trên cung đường đắt đỏ bậc nhất Sài Gòn — phố đi bộ Nguyễn Huệ, gia tộc giàu có này đã nắm trong tay 5 dự án, chiếm gần 1/3 số dự án trên tuyến đường đắt đỏ này thông qua các thương vụ thâu tóm, điển hình như Time Square, Uinon Square, khách sạn Duxton…

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hong Kong. Tập đoàn này có một hệ thống các công ty con quy mô vốn điều lệ rất lớn từ vài nghìn đến cả chục nghìn tỷ đồng, trong đó trung tâm là Vạn Thịnh Phát và sở hữu chồng chéo phức tạp.

© Ảnh : CafeFCác công ty liên quan
Các công ty liên quan - Sputnik Việt Nam
Các công ty liên quan

Thông qua những công ty con này, Vạn Thịnh Phát của gia tộc Trương Mỹ Lan đang sở hữu khối tài sản đồ lộ, một "giỏ hàng" BĐS được cho là có quy mô tỷ USD, tuy nhiên, số ít dự án được vận hành, hoạt động. Số còn lại vẫn đang "bất động" hoặc nằm trên giấy.

© Ảnh : CafeFSiêu dự án của Vạn Thịnh Phát "ôm" trọn một khu vực rộng lớn ngay bờ sông Sài Gòn, thuộc quận 7
Siêu dự án của Vạn Thịnh Phát ôm trọn một khu vực rộng lớn ngay bờ sông Sài Gòn, thuộc quận 7 - Sputnik Việt Nam
Siêu dự án của Vạn Thịnh Phát "ôm" trọn một khu vực rộng lớn ngay bờ sông Sài Gòn, thuộc quận 7

Có thể kể tới như CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng: Vạn Thịnh Phát sở hữu 45%, bà Trương Mỹ Lan sở hữu 15%, trong khi bà Lan lại nắm giữ tại Vạn Thịnh Phát 80%.

Hay như CTCP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng, đang là chủ đầu tư dự án 6 tỷ USD Saigon Peninsula, còn được biết đến với tên gọi Dự án công viên Mũi Đèn Đỏ.

Henry Cheng -Chủ tịch Tập đoàn Chow Tai Fook - Sputnik Việt Nam
Ông trùm casino Macau rót hàng tỷ đô la vào bất động sản Việt Nam
CTCP Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group) vốn điều lệ 12.000 tỷ đồng. VIPD Group chính là công ty đã đứng ra mua lại trung tâm thương mại Vincom Centre A từ Vingroup với giá gần 10.000 tỷ đồng vào năm 2013. Trung tâm thương mại này sau đó được đổi tên thành Union Squre.

CTCP Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD) vốn điều lệ 11.000 tỷ đồng: VIPD có tên gọi khá giống với VIPD, chỉ khác mỗi chữ "tập đoàn" và vốn điều lệ nhỏ hơn 1.000 tỷ đồng. Tên gọi ban đầu là CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thái.

CTCP Đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng: An Đông là chủ đầu tư của tổ hợp Trung tâm thương mại An Đông và khách sạn Windsor Plaza tại quận 5, TP.HCM.

Nhiều dự án "bất động"

Sau hơn một năm khởi công dự án, đến nay theo ghi nhận thực tế tại khu đất triển khai dự án Sai Gon Peninsuila của đế chế Vạn Thịnh Phát, bốn bề vẫn đang được quây tôn bao kín xung quanh. Bên trong gần như không có một hoạt động xây dựng nào diễn ra.

© Ảnh : CafeFDự án nằm giáp ranh với tổ hợp River City - một trong những dự án cũng trầy trật nhiều năm liền của Phát Đạt
Dự án nằm giáp ranh với tổ hợp River City - một trong những dự án cũng trầy trật nhiều năm liền của Phát Đạt - Sputnik Việt Nam
Dự án nằm giáp ranh với tổ hợp River City - một trong những dự án cũng trầy trật nhiều năm liền của Phát Đạt

Theo tìm hiểu, tháng 4/2016, Vạn Thịnh Phát đã khởi công xây dựng siêu dự án Saigon Peninsula (phường Phú Thuận, quận 7), với tổng diện tích 118 ha bao gồm công viên đa chức năng, bến cảng du thuyền quốc tế, văn phòng, khu biệt thự, căn hộ, khách sạn…

Tuy nhiên, hơn 1 năm qua dự án này vẫn còn "án binh bất động". Theo một văn bản của Bộ Tài Chính mới đây, dự án này đến nay vẫn chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư. Văn bản này cũng cho biết thông tin Đến nay Sài Gòn Peninsula đã ký cam kết tài trợ tín dụng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn và ngân hàng này cũng đã xác nhận cung cấp tín dụng cho công ty thực hiện dự án khu công viên Mũi Đèn Đỏ và khu đô thị, nhưng chưa rõ số tiền cho vay cụ thể.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn  - Ga Hà Nội đang xây dựng phần ga nổi. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam vào cuộc thanh tra dự án Metro hơn tỷ đô ở Hà Nội
Thậm chí, trước lễ khởi công, các bảng công bố thông tin vẫn còn hiện rõ từng con chữ về dự án, đến nay hầu như đã bị xóa sạch theo thời gian! Nhìn vào bên trong, có một số khu vực được người dân tận dụng làm bãi tập kết vật liệu xây dựng, đổ rác thải bởi hàng ngày có rất nhiều người dân nghèo đến đây bới móc rác bán kiếm chút tiền kiếm sống qua ngày.

Trải khắp trung tâm Sài Gòn, Vạn Thịnh Phát cũng đang sở hữu nhiều dự án đắc địa, nhưng chỉ có số ít được triển khai. Chẳng hạn Thuận Kiều Plaza được cho là đang hồi sinh nhờ Vạn Thịnh Phát mua lại sau 20 năm bất động, hiện được đổi tên là The Garden Mall.

Ngoài ra, nhiều khu đất vàng có quy mô vốn lớn này hầu như không do chính Vạn Thịnh Phát đứng tên mà hầu hết đều "chạy" lòng vòng qua nhiều công ty con, công ty liên kết hoặc công ty thành viên.

Đơn cử như khu đất vàng mặt tiền phố đi bộ Nguyễn Huệ — đường Hồ Tùng Mậu — Huỳnh Thúc Kháng — Ngô Đức Kế (quận 1), với dự tính xây khu khách sạn 40 tầng, đối diện với Times Square. Hoặc những người có liên quan thuộc gia tộc này đã bỏ ra hơn 700 tỷ đồng (tương đương 35 triệu USD) để mua lại căn biệt thự cổ từ thời Pháp tọa lạc ngay trung tâm quận 3 vào năm 2015. Căn biệt thự được xây dựng trên khu đất 2.819,5 m2, nằm góc giao lộ Võ Văn Tần — Bà Huyện Thanh Quan — Nguyễn Thị Diệu. Căn nhà được xây dựng theo kiến trúc Pháp cổ là nhà cấp 2, 3 gồm 2 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là hơn 2.000 m2.

© Ảnh : VietQBà Trương Mỹ Lan
Bà Trương Mỹ Lan - Sputnik Việt Nam
Bà Trương Mỹ Lan

Theo quan sát, đến thời điểm hiện nay toàn bộ khuôn viên tòa biệt thự này rất cũ kỹ vì vẫn chưa được chủ nhân mới tiến hành sửa chữa, chỉ có hai bảo vệ trông coi hàng ngày. Mục tiêu mua căn nhà này, theo tìm hiểu từ những người thân cận với tập đoàn là bà Trương Mỹ Lan muốn làm nơi thờ tự dòng họ.

Tiếp đó, ngày 2/12/2016, Dự án Tháp SJC tọa lạc tại khu tứ giác giới hạn bởi 4 tuyến đường Lê Lợi — Nam Kỳ Khởi Nghĩa — Lê Thánh Tôn — Nguyễn Trung Trực, phường Bến Thành, quận 1 đã được khởi công sau gần 10 năm "trùm mền". Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group — đơn vị đứng ra mua Vincom A) hiện là chủ đầu tư dự án. Sau khi tiến hành lễ khởi công, đến nay dự án tiếp tục nằm im, bên trong vẫn còn hoạt động cho thuê giữ xe. Đây là một trong 3 dự án mà lãnh đạo TP.HCM luôn nhắc nhở là đang làm xấu bộ mặt của thành phố vì bỏ hoang phí quá lâu.

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала