Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với địa phương kiểm tra khu neo đậu để tránh va đập, nhất là phương tiện nằm ở cửa sông lớn.
Đặc biệt, giới hạn đỏ từ chiều nay, muộn lắm là đêm nay phải yêu cầu các phương tiện, người dân phải vào bờ vì chỉ còn khoảng 30 tiếng nữa là bão vào; Đề nghị cảnh báo, hạn chế các phương tiện lưu thông trên quốc lộ 1 đi vào khu vực bão.Về cứu hộ cứu nạn phải tính từ bây giờ, đưa những phương tiện đến vị trí neo đậu để sẵn sàng cứu hộ.
Nghệ An: ông Nguyễn Xuân Đường — Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển từ 7 giờ sáng nay 14/9.
Tính đến 7 giờ sáng nay có 887 phương tiện đang hoạt động trên vùng biển Nghệ An, số phương tiện đang neo đậu có trên 2.900 phương tiện, tất cả các tàu thuyên đã nhận được thông tin về cơn bão và nhận được lệnh vào bờ.
Về tình hình sản xuất, tổng diện tích gieo cấy lúa hè thu và lúa mùa có trên 95.000 ha, lúa hè thu đã được thu hoạch 100%; lúa mùa diện tích ít, đã thu hoạch được gần 30%.
Hiện các hồ chứa đang ở mức an toàn nhưng nếu mưa lớn cũng sẽ rất nguy hiểm.
Tỉnh Nghệ An kiến nghị Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cho tàu cứu hộ cứu nạn có công suất lớn vào cảng Cửa Lò để hỗ trợ địa phương trong công tác ứng cứu.
Quảng Bình: Đại diện tỉnh Quảng Bình cho biết, đây là khu vực tâm điểm bão đổ bộ, tỉnh đã có công điện chỉ đạo các sở ban ngành, địa phương, kêu gọi tàu thuyền đánh cá vào bờ. Hiện còn 298 tàu đang đánh bắt trên biển, tỉnh đã liên lạc và yêu cầu các tàu vào bờ an toàn; về thu hoạch lúa hè thu, đến ngày hôm qua đã thu hoạch xong.
"Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 20.000 hộ cần di dời, sáng mai chúng tôi sẽ quyết định phương án di dời", lãnh đạo tỉnh cho hay.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá đây là cơn bão rất mạnh, nguy hiểm, bão di chuyển nhanh cùng thời điểm với triều cường do đó nếu không phương án ứng phó hậu quả sẽ khó lường.
Phó Thủ tướng chỉ đạo, cần tập trung có các phương án hiệu quả nhất để giảm thiểu thiệt hại do bão đi qua. Tập trung đảm bảo an toàn các hoạt động trên biển, yêu cầu các tàu thuyền di chuyển đến nơi an toàn; đối với vùng ven biển, trên bờ, các địa phương cần tiến hành cấm biển trong ngày hôm nay, đảm bảo an toàn tàu thuyền vào nơi tránh trú; tập trung thu hoạch lúa, hoa màu, chủ động tiêu úng nơi sản xuất và các đô thị; hướng dẫn hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sản xuất, lồng bè thủy sản.
Đặc biệt, tập trung sơ tán người dân ra vùng nguy hiểm, kiên quyết sơ tán thậm chí cưỡng chế, không để người dân trên lồng bè, chòi cây, khu vực gần đê biển, công trình yếu…không để gây thiệt hại tính mạng người dân, kể cả người dân đã vào khu vực tàu thuyền tránh trú.
Bên cạnh đó gia cố nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan, đặc biệt công trình tháp cao. Các công trình hệ thống điện, không đảm bảo mất điện hoặc phải khắc phục nhanh khi có sự cố.
Triển khai các biện pháp an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, không chỉ ở khu vực có bão mà hoàn lưu bão, đặc biệt vận hành hồ chứa an toàn.
Dự kiến đổ bộ đất liền vào trưa, chiều ngày 15/9 thuộc địa bản các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị, khi đó thủy triều đang ở mức cao trong ngày từ 2,2- 2,6m theo cao độ hải đồ tại Cửa Hội.
Mức nước dâng do bão khoảng 2m. Riêng cánh phía Bắc từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, mực nước dâng có thể lớn hơn.
Cấp độ rủi ro thiên tai bão trên vùng biển ven bờ khu vực Nghệ An đến Quảng Trị cấp 4. Cấp độ rủi ro thiên tai bão vùng biển ven bờ các khu vực khác cấp 3.
Theo dự báo, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão trên biển có thể đạt cấp 12-13, giật cấp 15; từ ngày 15- 16/9, bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền nước ta với sức gió mạnh dần lên cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11- 12, giật cấp 14- 15, kèm theo nước dâng, mưa lớn trên diện rộng.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, tính chất cơn bão số 10 rất nguy hiểm. Rủi ro thiên tai cấp 4, chỉ sau cấp thảm họa.
TS Hoàng Đức Cường — Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương cho biết, vào 7h sáng nay 14/9, bão số 10 cách Đà Nẵng 500km, cách Hà Tĩnh, Quảng Bình 700km.
Theo dõi dự báo của thế giới, Trung Quốc, Hồng Kông đều cho rằng bão sẽ mạnh lên cấp 15. Theo dự báo của Mỹ, bão số 10 có thể mạnh cấp 15- 17.
Lãnh đạo Trung tâm dự báo cho biết, bão số 10 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, hướng vào Hà Tĩnh, Quảng Bình, mỗi giờ di chuyển được 20km. Bão khi vào bờ biển Quảng Bình, Hà Tĩnh, đạt cấp 11- 12 giật cấp 15 vùng gần tâm bão.
Với khoảng cách chỉ 700km như trên, khoảng 24 tiếng nữa bão sẽ tiệm cận Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Vùng Hải Phòng, Quảng Ninh sẽ có gió mạnh cấp 9. Thái Bình, Thanh Hóa có gió cấp 8, giật cấp 11.
Từ ngày 15-17/9 các sông Hà Tĩnh, Quảng Bình quảng Trị khả năng có lũ cấp 2-3. Các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa có khả năng có lũ quét, các tỉnh vùng biên giới Nghệ An, Hà Tĩnh giáp Lào có khả năng hứng chịu sạt lở lũ quét từ biên giới Lào sang.
Theo báo cáo của Biên phòng tỉnh Thanh Hóa hiện chưa liên lạc được với 3 tàu. Bộ đội biên phòng đang tiếp tục liên lạc.
Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với địa phương kiểm tra khu neo đậu để tránh va đập, nhất là phương tiện nằm ở cửa sông lớn.
Đặc biệt, giới hạn đỏ từ chiều nay, muộn lắm là đêm nay phải yêu cầu các phương tiện, người dân phải vào bờ vì chỉ còn khoảng 30 tiếng nữa là bão vào; Đề nghị cảnh báo, hạn chế các phương tiện lưu thông trên quốc lộ 1 đi vào khu vực bão.Về cứu hộ cứu nạn phải tính từ bây giờ, đưa những phương tiện đến vị trí neo đậu để sẵn sàng cứu hộ.
Nghệ An: ông Nguyễn Xuân Đường — Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển từ 7 giờ sáng nay 14/9.
Tính đến 7 giờ sáng nay có 887 phương tiện đang hoạt động trên vùng biển Nghệ An, số phương tiện đang neo đậu có trên 2.900 phương tiện, tất cả các tàu thuyên đã nhận được thông tin về cơn bão và nhận được lệnh vào bờ.
Về tình hình sản xuất, tổng diện tích gieo cấy lúa hè thu và lúa mùa có trên 95.000 ha, lúa hè thu đã được thu hoạch 100%; lúa mùa diện tích ít, đã thu hoạch được gần 30%.
Hiện các hồ chứa đang ở mức an toàn nhưng nếu mưa lớn cũng sẽ rất nguy hiểm.
Tỉnh Nghệ An kiến nghị Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cho tàu cứu hộ cứu nạn có công suất lớn vào cảng Cửa Lò để hỗ trợ địa phương trong công tác ứng cứu.
Quảng Bình: Đại diện tỉnh Quảng Bình cho biết, đây là khu vực tâm điểm bão đổ bộ, tỉnh đã có công điện chỉ đạo các sở ban ngành, địa phương, kêu gọi tàu thuyền đánh cá vào bờ. Hiện còn 298 tàu đang đánh bắt trên biển, tỉnh đã liên lạc và yêu cầu các tàu vào bờ an toàn; về thu hoạch lúa hè thu, đến ngày hôm qua đã thu hoạch xong.
"Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 20.000 hộ cần di dời, sáng mai chúng tôi sẽ quyết định phương án di dời", lãnh đạo tỉnh cho hay.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá đây là cơn bão rất mạnh, nguy hiểm, bão di chuyển nhanh cùng thời điểm với triều cường do đó nếu không phương án ứng phó hậu quả sẽ khó lường.
Phó Thủ tướng chỉ đạo, cần tập trung có các phương án hiệu quả nhất để giảm thiểu thiệt hại do bão đi qua. Tập trung đảm bảo an toàn các hoạt động trên biển, yêu cầu các tàu thuyền di chuyển đến nơi an toàn; đối với vùng ven biển, trên bờ, các địa phương cần tiến hành cấm biển trong ngày hôm nay, đảm bảo an toàn tàu thuyền vào nơi tránh trú; tập trung thu hoạch lúa, hoa màu, chủ động tiêu úng nơi sản xuất và các đô thị; hướng dẫn hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sản xuất, lồng bè thủy sản.
Đặc biệt, tập trung sơ tán người dân ra vùng nguy hiểm, kiên quyết sơ tán thậm chí cưỡng chế, không để người dân trên lồng bè, chòi cây, khu vực gần đê biển, công trình yếu…không để gây thiệt hại tính mạng người dân, kể cả người dân đã vào khu vực tàu thuyền tránh trú.
Bên cạnh đó gia cố nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan, đặc biệt công trình tháp cao. Các công trình hệ thống điện, không đảm bảo mất điện hoặc phải khắc phục nhanh khi có sự cố.
Triển khai các biện pháp an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, không chỉ ở khu vực có bão mà hoàn lưu bão, đặc biệt vận hành hồ chứa an toàn.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các đơn vị chủ động triển khai các phương án đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là đường sắt và đường bộ đi qua khu vực có bão đi qua; đảm bảo an ninh trật tự vùng sơ tán và người dân đên sơ tán; theo dõi diễn biến cơn bão, có cảnh báo sát, kịp thời nhất.
Nguồn: Infonet