Trong khi đó, Hoa Kỳ không có cho phép tương ứng của chính quyền Đức. Các phóng viên của báo Đức cộng tác với Đề án về điều tra tham nhũng và tội phạm có tổ chức cũng như Mạng Điều tra Balkan đã làm rõ bối cảnh của vụ việc này.
Các nhà thầu tư nhân từ quân đội Hoa Kỳ đã chi hàng trăm triệu USD để mua vũ khí ở vùng Balkans và các nước Đông Âu. Đáng chú ý là súng máy và đạn dược đều do Nga sản xuất, như vậy tạo điều kiện che giấu sự trợ giúp quân sự từ phía CIA, bởi vì ở Syria tràn lan số lượng lớn những vũ khí như vậy, — tờ báo giải thích. Ngoài ra, quân nổi dậy biết sử dụng tiểu liên Kalashnikov thành thạo.
Các nhà báo đã theo dõi được lộ trình chuyển giao hàng. Vũ khí đi từ các nhà máy ở Serbia, Bosnia, Cộng hòa Czech và Kazakhstan đến Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, nơi mà Hoa Kỳ và các đồng minh đã sẵn có các trung tâm chỉ huy. Tại khu vực này, "món hàng tế nhị" được chuyển qua các hải cảng ở Romania và Bulgaria hoặc sân bay lớn Ramstein ở Đức.
Chính quyền Đức khẳng định họ không hề biết gì về chuyện đang xảy ra, — tờ báo phản ánh. Theo Đạo luật về kiểm soát vũ khí, người Mỹ có nghĩa vụ yêu cầu Berlin cho phép để vận chuyển số hàng quân sự này qua nước Đức. Bộ Kinh tế Đức tuyên bố rằng người Mỹ thậm chí không thử làm như vậy. Tuy nhiên, Hoa Kỳ luôn khăng khăng nói rằng đã thông báo cho chính quyền Đức.
Mặc dù căn cứ không quân nằm trên lãnh thổ Đức, nhưng nếu thiếu sự cho phép của người Mỹ, thì các nghị sĩ và chính trị gia Đức cũng không thể đặt chân đến thăm, — tờ Süddeutsche Zeitung lưu ý. Ngay từ trước đã xuất hiện những bằng chứng về việc tại đó diễn ra hoạt động bất hợp pháp. Có thông tin cho biết người ta chuyển giao các nghi phạm hoạt động khủng bố qua Ramstein. Đồng thời, người Mỹ sử dụng trung tâm này để phóng máy bay chiến đấu không người lái, — Süddeutsche Zeitung nhắc nhở.