Tên nhà tình báo xuất sắc nhất cần được nói đến đầu tiên trong bài viết này có lẽ nên là Phạm Ngọc Thảo, bởi những hy sinh thầm lặng của ông trong suốt những năm tháng hoạt động dưới vỏ bọc kẻ thù. Ông được coi là huyền thoại của những huyền thoại tình báo trong chiến tranh Việt Nam và của cả lịch sử quân sự Việt Nam tới tận ngày nay.
Sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát, Phạm Ngọc Thảo dưới danh nghĩa là một trong những nhân vật có tiếng nói, có ảnh hưởng lớn đối với chính trường Sài Gòn đã tham gia, tổ chức ít nhất hai cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính quyền ngụy, đưaa quyền tự quyết về tay nhân dân trong giai đoạn từ năm 1964-1965.
Dù được cả phía Mỹ và Mặt trận giải phóng yêu cầu rời khỏi Sài Gòn sau hai cuộc đảo chính bất thành nhưng Phạm Ngọc Thảo vẫn quyết trụ lại Sại Gòn để tiến hành một cuộc đảo chánh nữa vì theo lời ông là "hoàn toàn có thể thành công". Đáng tiếc là ông đã bị Nguyễn Văn Thiệu ám sát, thủ tiêu vào năm 1965, khi đó ông mới 43 tuổi.
Báo chí quốc tế đã phải tốn rất nhiều giấy mực để kể về Phạm Xuân Ẩn, một con người có tới hai cuộc đời và cuộc đời nào cũng đều rất thật. Khác với những tình báo viên khác của ta trong thời kỳ này, Phạm Xuân Ẩn không hề có chức vụ chính thức nào trong chính quyền Sài Gòn, ông chỉ lấy danh nghĩa một nhà báo và mối quan hệ cực rộng của mình để thu thập thông tin.
Tới ngày ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ, mặc dù cả gia đình ông đã đi di tản nhưng Phạm Xuân Ẩn quyết không rời Sài Gòn. Ông ở lại đây tới lúc qua đời vào năm 2006, năm đó ông 79 tuổi.
Nhân vật thứ ba trong mạng lưới tình báo của ta ở Sài Gòn là Tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ với biệt danh "Ông cố vấn", trong thời gian hoạt động của mình ông là cố vấn cao cấp cho nhiều chính trị gia của chính quyền Sài Gòn, nhưng ông cũng là nhân vật chủ chốt trong cụm tình báo chiến lược A.22. Cụm tình báo này đã làm rúng động chính trường Sài Gòn trong suốt những năm cuối của thập niên 1960.
Nhắc tới cụm tình báo A.22 do Vũ Ngọc Nhạ xây dựng thì không thể không nhắc tới nhân vật chủ chốt của cụm này, đó là nhà tình báo Lê Hữu Thúy.
Vốn là một thiếu úy nha an ninh của quân đội chế độ ngụy quyền Sài Gòn, sau khi rời bỏ quân ngũ, ông trở thành ký giả. Ông chính là người đã có công thu thập được danh sách các cán bộ của ta bị địch giam giữ tại Côn Đảo để phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hòa ra tại hội nghị Paris yêu cầu phía Sài Gòn trao trả 17.000 cán bộ thay vì con số 5000 do họ đưa ra.
Với sự góp sức của bộ tứ tình báo chiến lược trên trong kháng chiến chống Mỹ, phía ta có thể dễ dàng đối phó với những kế hoạch hiểm độc, mưu mô của kẻ thù và đi đến thắng lợi cuối cùng vào ngày 30/4/1975.
Nguồn: Kiến Thức