Vào cuối thế kỷ này đợt tuyệt chủng toàn cầu mới sẽ bắt đầu trên Trái đất. Nhà khoa học địa lý Daniel Rotman thuộc Viện Công nghệ Massachusetts là người đi đến kết luận như vậy.
Theo tác giả bài viết vừa được công bố trên Science Advances, sự gia tăng phát thải cácbon điôxit suốt một thế kỷ sẽ đẩy sinh quyển trên mặt đất tiến tới ngưỡng sự tuyệt chủng lần thứ sáu của thế giới.
Phát thải CO2 sẽ dẫn đến sự thay đổi khối lượng carbon vô cơ trong đại dương. Khí tích tụ dẫn đến sự mất ổn định của sinh quyển, khởi động sự tuyệt chủng lần thứ sáu. Quá trình tuyệt chủng của các động vật và thực vật hoang dã có thể kéo dài trong vài nghìn năm.