Ngày 24 tháng 9, Ngoại trưởng Malaixia Anifah Aman đã tuyên bố chỉ trích phát biểu trước đó của Chủ tịch ASEAN về tình hình ở bang Rakhine của Myanmar. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Malaysia cho rằng tuyên bố ASEAN đã "hiểu sai tình hình thực tế", ông coi hành động của chính quyền Myanmar, sự thanh trừng của họ là "phản ứng không tương ứng" với sự tấn công trạm cảnh sát ngày 25 tháng 8 của các chiến binh người Rohingya.
Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN trong thực tế được thực hiện nhằm hỗ trợ các biện pháp Chính phủ Myanmar để chấm dứt bạo lực tại bang Rakhine, bảo vệ công dân của mình và tìm giải pháp cho vấn đề người tị nạn.
Vấn đề người tị nạn quả thực là rất gay cấn. Theo LHQ, 400.000 người Rohingya đã trốn chaỵ sang Bangladesh sau sự kiện ngày 25 tháng Tám. Bangladesh là một quốc gia nghèo, chắc là thiếu nguồn lực và phương tiện để tiếp nhận những người anh em của họ (trên thực tế, người Rohingya chính là người Bengali định cư tại Myanmar). Còn các nước giàu có như Malaysia, Brunei và Indonesia vẫn chưa vội vàng tiếp nhận những người đồng tôn giáo chạy trốn khỏi Myanmar. Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ không làm điều đó, tổng thống nước này còn muốn tuyên bố cuộc chiến tranh thần thánh "gazavat" với chính phủ của bà Aung San Suu Kyi.
Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia không thể không gây ra quan ngại ở thủ đô các nước ASEAN, bởi vì đây là một đòn mạnh giáng vào sự thống nhất của ASEAN. Dường như động thái này không phải là tình cờ. Có ai đó quan tâm đến việc làm suy yếu ASEAN, và vì thế muốn làm suy yếu Hiệp hội này từ bên trong.
Kẻ đó là ai? Rất có thể các dấu vết sẽ dẫn chúng ta tới bên kia đại dương. Washington nhận thấy rằng các nước ASEAN như một khối duy nhất có thể tiến hành đường lối độc lập trên trường quốc tế, uy tín của tổ chức đang phát triển. Nhà Trắng cũng không thành công trong việc chia rẽ các nước ASEAN với Bắc Kinh. Vì vậy, cần phải phá vỡ hiệp hội này bằng bất kỳ mọi cách.
Thông qua đại lý của mình trong IS, Mỹ có mọi cơ hội để thổi phồng xung đột tôn giáo tại Myanmar, để gây xích mích giữa chính phủ mới của nước này với nhiều quốc gia, kể cả các nước láng giềng. Malaysia đang bị sử dụng như con ngựa thành Trojan. Điều này càng dễ dàng hơn, vì dưới chính phủ hiện tại, đất nước này cho phép mình không đồng hành với các thành viên khác của ASEAN. Xin nhắc lại rằng trong tháng Hai năm nay, Malaysia đã ra yêu sách với Singapore về đảo Pedra Branca ở eo biển Malacca. Và điều này diễn ra tại thời điểm mà các nước ASEAN cần phải dừng tranh cãi với nhau về vấn đề lãnh thổ, để liên kết trong một mặt trận thống nhất nhằm đàm phán với Trung Quốc về Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Bạn đọc có thể phản đối tôi rằng tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia là sáng kiến cá nhân của ông ta. Hoặc là ông ta chịu ảnh hưởng của những người Hồi giáo cực đoan. Không, tôi khuyên các bạn nên có cái nhìn rộng hơn. "Trò chơi" từ bang Rakhine có tính chất nghiêm trọng. Tại Nga, dưới khẩu hiệu bảo vệ anh em đồng tôn giáo tại Myanmar, các phần tử cực đoan đã xúi giục hàng chục ngàn người Hồi giáo xuống đường.