Xây dựng chế độ miễn nhiệm, từ chức của người đứng đầu

© Ảnh : viettimesPhó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản
Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là xác lập vai trò của người đứng đầu cấp ủy Đảng. Đây cũng là vấn đề vấn đề mà Hội nghị Trung ương 6, khóa XII bàn thảo.

Thưa ông, khi nói tới trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu là chúng ta đang đề cập tới cả hệ thống chính trị từ người đứng đầu Đảng cho tới người đứng đầu cấp ủy cơ sở. Không thể quy trách nhiệm hết cho người đứng đầu một khi không giao cho họ đủ quyền lực. Ví dụ người đứng đầu Đảng đâu có quyền bổ nhiệm người đứng đầu chính phủ. Tiếp theo là người đứng đầu Chính phủ cũng đâu có toàn quyền chọn nội các theo ý mình. Phải chăng, một trong những vấn đề cốt lõi của việc tiêp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng lần này là hướng tới xác định cụ thể quyền lực của người đứng đầu?

Việc tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa các quyền và trách nhiệm bằng thể chế theo Điều lệ Đảng của đảng viên nói chung và người đứng đầu cấp ủy nói riêng, bằng các quy chế, quy định, bảo đảm phù hợp với các loại hình tổ chức đảng ở tất cả các cấp, các lĩnh vực… trên cả nước, mà người đứng đầu tổ chức đảng giữ quyền lãnh đạo và chịu trách nhiệm lãnh đạo trước tập thể, trước cấp trên và cấp dưới theo Điều lệ Đảng và hiến định.

Thực chất công việc đó là giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ- quyền (quyền hạn, quyền lực chính trị) và trách nhiệm. Quyền là điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu quyền thấp thì không đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, nếu quyền cao có thể sẽ sinh ra lạm quyền hoặc lộng quyền.

Cho nên, quyềntrách nhiệm phải tương xứng với nhau và phù hợp với nhiệm vụ. Đó là riềng mối của thể chế gắn quyền với trách nhiệm và nhiệm vụ của người đứng đầu cấp

Vì vậy, hiện nay, cần thiết phải tập trung tăng mạnh quyền gắn với trách nhiệm theo nhiệm vụ một cách minh bạch, trong phạm vi cho phép, của người đứng đầu thống nhất song hành với tăng quyền quyết định, kiểm soát quyền, ủy quyền và quyền phúc quyết của tập thể cấp ủy đối với người đứng đầu; đồng thời, phân cấp, phân quyền cho các cấp ủy thực thi kiểm soát, giám sát quyền trong hệ thống bộ máy và tổ chức của Đảng, trực tiếp đối với người đứng đầu. Người đứng đầu giữ quyền tổng thể trước cấp ủy cấp trên và cấp ủy cấp dưới (và đảng viên) một cách tập trung trên cơ sở phân công một cách dân chủ các thành viên cấp ủy theo chế độ ủy quyền hoặc thay mặt… gắn với trách nhiệm cụ thể trong thực thi nhiệm vụ theo quyết nghị của cấp ủy một cách minh bạch.

Nếu được giao đủ quyền thì theo ông, điều quan trọng nhất đổi với một người đứng đầu là gì?

Người đứng đầu cấp ủy cần ý thức chủ động và sẵn sàng rời khỏi chức vụ (từ chức, huyền chức, xin miễn chức vụ,…), khi không hoàn thành nhiệm vụ hay vi phạm Điều lệ Đảng và kỷ luật của Đảng. Ai không có khả năng chịu trách nhiệm thì nên thôi, không thể xứng đáng và không thể làm người lãnh đạo được nữa. Đó là biểu hiện về sự tự giác và nghiêm minh trong việc thực thi quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, theo nhiệm vụ. Đó chính là sự tự giác về trách nhiệm công vụ; cũng là liêm sỉ hay lòng tự trọng của cá nhân đảng viên.

Về lý thuyết thì là như vậy, nhưng người ta cũng đã đúc kết rằng có xu hướng quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối. Vì vậy, quyền lực phải được kiểm soát. Hay nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "phải có một cái lồng để nhốt quyền lực". Vậy "cái lồng" đó được hình dung như thế nào?

Kiểm soát quyền lực luôn là công việc trung tâm nhưng rất khó khăn, luôn là nguy cơ sinh tử của mọi thể chế dân chủ. Xung quanh vấn đề này, A. Camuy viết: Người không có đạo đức giống như con thú hoang thả rông vào thế giới. Sự rung rinh, nghiêng ngả, sụp đổ của một số thể chế chính trị trên thế giới, một trong những nguyên nhân là, do đánh mất vai trò kiểm soát quyền lực.

Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước phải được toàn dụng song hành, càng đặc biệt đối với người đứng đầu cấp ủy, trong bối cảnh đổi mới bộ máy đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, không trùng chéo, tiến tới nhất nguyên chế tổ chức bộ máy và nhất thể hóa chức danh. 

Vì vậy, nếu bảo đảm quyền phải gắn liền với trách nhiệm thì trao quyền tới đâu phải kiểm soát vô điều kiện quyền được trao theo trách nhiệm tới đó, không kể là ai hay bất cứ cấp nào. Càng phân cấp và phân quyền đối với người đứng đầu càng phải siết chặt công tác kiểm tra, giám sát một cách song trùng và dân chủ.

Kỷ luật là sức mạnh của sự lãnh đạo của Đảng. Ở đây, nếu buông lỏng công tác kiểm tra là xâm hại sự lãnh đạo của Đảng, coi nhẹ giám sát kỷ luật trong Đảng là vô hình trung dung túng cho nguy cơ việc sử dụng quyền được trao biến thành sở hữu quyền được trao và tác họa sẽ khôn lường; nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chuyển thành suy thoái chính trị, lâm vào "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" dẫn tới nền chính trị suy thoái là nguy cơ được báo trước.

Nhưng thực tế chúng ta đâu có thiếu cơ chế giám sát quyền lực. Đảng có hệ thống kiểm tra, chính quyền có hệ thống thanh tra; rồi thì sự phản biện của MTTQ… Vậy hệ thống giám sát này cần phải được đổi mới như thế nào để thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả, theo ông?

Trước mắt cần đổi mới vị thế, trách nhiệm cơ quan kiểm tra và kỷ luật của Đảng ở các cấp theo hướng trao quyền ngang tầm và mạnh mẽ, tổ chức bộ máy gọn và tinh thông trong việc giữ nghiêm kỷ luật theo Điều lệ Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi những chứng bệnh của một đảng cầm quyền; đổi mới cơ quan thanh tra nhà nước; đồng thời đổi mới cơ chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra của Đảng — thanh tra của Nhà nước — cơ quan giám sát, phản biện của MTTQ Việt Nam một cách đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả. Trước mắt, củng cố đội ngũ những người làm công việc kiểm tra trong Đảng, thanh tra Nhà nước thật sự thạo việc, trung trực, liêm chính trên cơ sở trao quyền quyết định tương xứng cho ngành kiểm tra, thanh tra ngang tầm trọng sự được giao.

Về lâu dài, nên tiến tới nhất nguyên chế các bộ máy kiểm tra, giám sát và thanh tra một cách thống nhất và phù hợp. Đồng thời, gắn chặt với sự giám sát của công luận, của nhân dân và của toàn bộ hệ thống chính trị đối với các tổ chức đảng và đảng viên, trực tiếp là người đứng đầu cấp ủy, đảng viên ở mọi lúc, mọi nơi, dù trong nước hay ở công tác nước ngoài.

Chúng ta vừa nói đến trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu và cơ chế giám sát quyền lực. Tuy nhiên, để có người đứng đầu xứng tầm thì trong công tác nhân sự, các giải pháp quan trọng nhất phải tiến hành là gì?

Cần đổi mới chế độ bầu cử, bổ nhiệm trong Đảng, theo hướng tranh cử dân chủ (nhiều ứng viên cho một chức vụ) nhằm chọn trúng người đứng đầu cấp ủy thực sự là thủ lĩnh chính trị tinh hoa và tiêu biểu. Đồng thời, đổi mới chế độ luân chuyển, điều động… đối với người đứng đầu các cấp ủy một cách phù hợp và thống nhất trong thế bố trí chiến lược đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, trước hết là cán bộ cao cấp của Đảng. Kinh nghiệm của lịch sử dân tộc, chẳng hạn Luật Hồi tỵ thời Hồng Đức (1470 — 1497), đã cho không ít kinh nghiệm có thể tham chiếu hiện nay về phương pháp bố trí, kiểm soát vĩ mô quan lại lúc bấy giờ.

Xây dựng chế độ miễn nhiệm, từ chức của người đứng đầu và bổ sung các hình thức, mức độ kỷ luật khác (huyền chức, hạ chức, cách chức, tước bỏ chức vụ…) đối với người đứng đầu, trên cơ sở quyền gắn với trách nhiệm theo nhiệm vụ, không có vùng cấm, không trừ ngoại lệ, không đợi hết nhiệm kỳ, không vì bất cứ lý do nào khác. Thực hiện kịp thời chế độ khen thưởng và kỷ luật kịp thời, nghiêm minh đối với người đứng đầu cấp ủy, tập thể cấp ủy và tổ chức đảng theo Điều lệ Đảng và pháp luật.

Cần định ra chế độ bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ (tín nhiệm và không tín nhiệm, trong Đảng song trùng với Nhà nước) để sàng lọc, lựa chọn thường xuyên, bố trí đúng người đứng đầu cấp ủy các cấp. Lập Quỹ Dưỡng liêm để bảo đảm và cổ vũ người đứng đầu.

Tất cả cần được thực thi nghiêm ngặt. Chẳng hạn, dưới thời Lê Thánh Tông, chế độ quan lại phải qua 3 lần khảo thí, khảo khóa (9 năm) mới coi là xứng chức, được xét thưởng và thăng bổ cao hơn; người lập công được thăng thưởng trước niên hạn, người phạm tội phải bị xử lý, không tùy thuộc thời gian; không một ai dám nghĩ khi được bổ nhiệm sẽ làm quan suốt đời, vì luôn đứng trước nguy cơ bị loại bỏ, nếu lười học tập, không tu dưỡng phẩm hạnh hay trễ biếng công vụ; mọi quan lại suốt thời gian đương nhiệm không phạm bất kỳ sai lầm nào đều được hưởng chính sách "Dưỡng liêm".

Quy định người đứng đầu thực thi nghiêm chế độ báo cáo và chế độ giải trình trách nhiệm một cách công khai, minh bạch và dân chủ trong Đảng theo Điều lệ Đảng và tại cơ quan, đơn vị theo pháp luật của Nhà nước.

Nguồn: viettimes

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала