Cú "hích" ra đời tổ chức Minh bạch
Tôi nhận ra rằng những người nghèo như phụ nữ này hầu như không thể tiếp cận được thông tin về đất đai. Những người dân mất đất rất cần được cung cấp thông tin minh bạch về các chính sách của nhà nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, và miếng cơm manh áo của họ. Câu chuyện của phụ nữ ấy thôi thúc tôi thành lập một tổ chức độc lập để thúc đẩy sự minh bạch và đẩy lùi tham nhũng ở Việt Nam.
"Xã hội chúng ta cần công cụ để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề liên quan đến chống tham nhũng, cần sự có mặt của tổ chức để hỗ trợ Chính phủ thực hiện các giải pháp nhằm đẩy lùi căn bệnh này. Ý tưởng về một tổ chức với các tên thể hiện chính mục tiêu đó trở nên rất rõ trong tôi: hướng tới minh bạch.
Và thời cô gái dân tộc Tày đầu tiên học chuyên ngữ
Thật tình cờ, cơ duyên "thúc" Kiều Viễn thành lập tổ chức này lại là Cao Bằng — chính quê hương cô. Kiều Viễn, sinh năm 1971 tại Cao Bằng. Trong ký ức của cô gái Tày nhỏ bé ngày nào đến giờ vẫn ăm ắp hình ảnh tuổi thơ đẹp đẽ.
"Cuối cấp 2 tôi có hai niềm vui cùng ập đến, vừa được cử đi dự liên hoan trại hè quốc tế tại Tiệp Khắc; lại có tên trong danh sách Cháu ngoan Bác Hồ được vào TPHCM dự lễ tuyên dương. Do hai cuộc này trùng nhau, nên tôi phải lựa chọn. Nghe lời khuyên của thầy, cô đi vào thành phố mang tên Bác là niềm vinh dự, tôi bèn chọn dự đại hội cháu ngoan Bác Hồ. Xuống Hà Nội, để vào TPHCM, tình cờ biết đến cuộc thi vào lớp chuyên cấp 3 trường Đại học Sư phạm tổ chức, thế là làm hồ sơ nộp đơn. Thấy con bé người Tày loắt choắt quyết tâm quá, thầy, cô bèn họp bàn và nhất trí. Tôi "nghiễm nhiên" trở thành nữ sinh cấp 3 người Tày đầu tiên học tiếng Nga trong trường.
Rồi rời tổ chức này và "nhảy việc" thêm cho một vài nơi khác cho đến một ngày…
Xây "phong vũ biểu" chống tham nhũng
Nhắc tới Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) kể từ ngày thành lập đến nay, nữ giám đốc Kiều Viễn cho biết, "định mệnh" để TT từ một doanh nghiệp tư vấn pháp lý bé nhỏ trở thành một tổ chức đại diện cho Việt Nam chính ở cuộc gặp gỡ với Pascal Fabie — lúc đó là giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương của tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI).
"Đó là bước ngoặt quan trọng vì tôi tìm thấy ở TI những giá trị mình theo đuổi: Liêm chính, Minh bạch, Công bằng và Bản lĩnh. Năm 2008, TI mời tôi tham gia Hội nghị Quốc tế về phòng chống tham nhũng (IACC) tại Athen- Hy Lạp. Dự hội nghị, tôi cảm động rơi nước mắt khi nhìn thấy sự gắn kết của các thành viên TI đến từ hơn 100 nước trên thế giới. Họ gồm nhiều thành phần, người từng là thương gia, doanh nhân giàu có, người là chính trị gia. Chỉ có một mục đích chung nhất đó là muốn chống lại vấn nạn tham nhũng toàn cầu", Kiều Viễn kể.
Để đáp ứng nhu cầu bức thiết về các giải pháp hiệu quả đối với vấn đề tham nhũng, năm 2013 và 2014, TT đã điều chỉnh áp dụng 2 mô hình của TI vào trong tổ chức đó là Thành phố Minh bạch và Trung tâm tư vấn pháp lý và vận động chính sách (ALAC). Đặc biệt hơn, một trong những ưu tiên của TT là xây dựng một thế hệ lãnh đạo trẻ liêm chính, có tri thức, kỹ năng và bản lĩnh để đưa ra những đòi hỏi mạnh mẽ về một chính phủ liêm chính và xã hội minh bạch.
Kinh doanh liêm chính giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tạo điều kiện tốt hơn để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế".
Bà Nguyễn Thị Kiều Viễn, Sáng lập viên, Giám đốc điều hành của tổ chức Hướng Tới Minh Bạch Việt Nam
Ngày 26/4/2017 — Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) — Cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam đã công bố thông tin lần đầu về chương trình phòng, chống tham nhũng nội bộ của 30 doanh nghiệp (DN) lớn nhất Việt Nam.Theo đánh giá của tổ chức, điểm trung bình của 30 DN được đánh giá chỉ đạt 10%, trong đó các DN nhà nước chỉ đạt điểm trung bình 2% (100% là công khai nhiều nhất; 0% là công khai ít nhất).
"Điều này gây ra một số băn khoăn, nghi ngại về cam kết DN trong việc đẩy lùi vấn nạn tham nhũng", bà Nguyễn Thị Kiều Viễn nói khi đó.
Nguồn: Tiền Phong