Việt Nam: Một người hai chức vụ, kiểm soát quyền lực thế nào?

© Depositphotos.com / Underworld1Cờ Việt Nam và Đảng Cộng sản
Cờ Việt Nam và Đảng Cộng sản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chủ trương thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND; bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện, xã ở những nơi có đủ điều kiện được xác định tại Hội nghị T.Ư 6 vừa qua không những giúp tinh gọn bộ máy mà còn làm cho các quyết sách đi vào cuộc sống nhanh hơn.

Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Tổng bí thư bị "hỏi khó" về tham nhũng
PGS. TS. Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng lý luận T.Ư nhận định, trên thực tế nếu chưa nhất thể hóa chức danh bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã và huyện, ở một số nơi đã xảy ra việc nhiều chủ trương của Đảng ban hành, nhưng chính quyền không thực hiện hoặc triển khai rất chậm. Vì vậy, qua thí điểm và khảo sát cho thấy nên nhất thể hóa, vì khi bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã và huyện, việc triển khai các công việc, chủ trương đường lối của Đảng rất nhanh. Đây chính là ưu điểm lớn nhất, quan trọng nhất, chứ không phải là mục đích bớt đi một biên chế. Tuy nhiên, thực tế một người mà giữ cả 2 chức vụ quan trọng dễ dẫn tới độc đoán, chuyên quyền và chuyện này cũng đã xảy ra.

Cho rằng việc thực hiện chủ trương bí thư đồng thời là chủ tịch UBND ở một số nơi là tốt, nhưng ông Thông cho biết, một số nơi thực hiện còn "chập chờn" do có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là việc triển khai chủ trương này chưa đồng bộ; cần phải làm đồng bộ từ tỉnh trở xuống, bí thư tỉnh ủy phải đồng thời là chủ tịch UBND tỉnh cho tới các cấp cơ sở, như vậy mới không chồng chéo. Thứ hai, một số người nói "chẳng dại gì tôi làm" vì vừa làm bí thư, đồng thời là chủ tịch UBND trách nhiệm rất nặng nề, trong khi lương không tăng được bao nhiêu; nếu được hưởng cao hơn thì làm.

"Hơn nữa, nhiều người cũng không hào hứng do làm thí điểm nên hàng loạt văn bản liên quan chưa rõ ràng, hoàn thiện và còn vướng mắc. Qua thực tế đó cho thấy và đòi hỏi Trung ương phải tổng kết thí điểm cụ thể, khách quan, làm rõ cái được và chưa được để xây dựng phương hướng, chủ trương tiếp theo theo hướng nhân rộng trên toàn quốc và thực hiện từ cấp tỉnh, huyện, xã. Tôi cho rằng, nếu thực hiện được thì đó sẽ là một đột phá rất quan trọng. Vấn đề này phải làm, không thể trì hoãn được nữa. Nhưng cần phải làm thế nào, lộ trình ra sao để bảo đảm được ổn định tình hình đất nước và đất nước phát triển", ông Thông nói.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
"Tâm ý" của Tổng Bí thư: "Ai đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa"
Giảm quy trình, triển khai nhanh công việc

Trong khi đó, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, nếu làm được như vậy không những rút gọn bớt các chức danh, mà còn tạo cho hoạt động của bộ máy hiệu quả hơn, làm việc nhanh hơn.

"Theo quy trình, khi chưa nhất thể hoá hai chức danh đó, bao giờ cấp ủy họp, cho ý kiến rồi mới chuyển sang UBND, HĐND để triển khai. Nếu bí thư kiêm chủ tịch HĐND hay chủ tịch UBND thì sau khi có ý kiến cấp uỷ, đồng chí bí thư kiêm chủ tịch HĐND hoặc kiêm chủ tịch UBND đó sẽ triển khai luôn, tức là không mất thêm một khâu nữa, giảm được quy trình, công việc không có độ trễ và sẽ nhanh gọn hơn, triển khai quyết liệt hơn", ông Dĩnh phân tích.

Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, nhất thể hóa sẽ giúp giảm bớt số người không cần thiết, đáng ra 2 nhưng giờ chỉ cần 1:

"Khi một đồng chí phụ trách hai vai thì bộ máy giúp việc cũng giảm đi rất nhiều. Quan trọng hơn, vì bộ máy giảm nên sẽ tránh được chồng chéo, trùng lắp khi tiến hành công việc và cũng từ đó, có thể đánh giá, chọn được cán bộ thực sự có năng lực hơn. Phải làm đúng như Hội nghị T.Ư 6 quán triệt, một tổ chức có thể đảm đương nhiều việc, nhưng mỗi việc chỉ có một người phụ trách mà thôi".

Khó nhất là chọn người

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - Sputnik Việt Nam
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói về tham vọng quyền lực trong Đảng và thanh lọc cán bộ
Điều đáng chú ý là việc thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được Trung ương lưu ý là chỉ làm ở những nơi có đủ điều kiện. Theo ông Dĩnh, điều kiện trước hết và quan trọng nhất là về con người, bởi khi nhất thể hóa sẽ đòi hỏi con người phải có năng lực thực sự mới có thể làm được, không thì rất khó.

"Nếu bí thư kiêm chủ tịch HĐND còn có yếu tố thuận vì lâu nay HĐND lãnh đạo tập thể, nhưng với UBND — là cơ quan hành pháp, bí thư kiêm chủ tịch UBND sẽ phải đảm đương 2 vai khác nhau nên không hề đơn giản", ông Dĩnh nói và cho rằng, nơi thực hiện nhất thể hóa phải có sự đồng thuận và nhất trí cao trong cấp ủy Đảng và chính quyền, trong đội ngũ cán bộ. Nếu không có sự ủng hộ, thống nhất sẽ khó tiến hành nhất thể hóa.

Một trong những vấn đề nhiều người lo ngại nhất là khi thực hiện mô hình nhất thể hóa, quyền lực được tập trung vào một người, dễ dẫn đến chuyên quyền, độc đoán, khó kiểm soát quyền lực; tình trạng"vừa đá bóng, vừa thổi còi". Ông Dĩnh nhận định, ngay khi chưa nhất thể hóa, thực tế đã có trường hợp như vậy. Vì thế, phải có cơ chế kiểm soát quyền lực, tăng cường dân chủ hóa, tăng cường kiểm tra giám sát ở cấp trên và ngay trong nội bộ. Khi phát hiện phải xử lý kiên quyết và triệt để theo hướng có quyền hạn thì phải có trách nhiệm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Túc lưu ý vấn đề kiểm soát không chỉ trong cấp ủy, mà nhân dân qua các tổ chức chính trị — xã hội của mình cũng phải thực hiện tốt việc giám sát và cần tập trung dân chủ mạnh hơn.

"Như ở Đà Nẵng vừa rồi, Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, nếu không có sự giám sát của dân thì không kịp thời phát hiện sai phạm. Và khi có tiếng nói, ý kiến của dân, trong nội bộ Đảng lại không tập trung dân chủ nên mới dẫn đến lãnh đạo sai lầm và bị kỷ luật", ông Túc dẫn chứng và cho rằng, giám sát của Đảng rất cần thiết, nhưng giám sát của dân cũng vô cùng quan trọng.

Nguồn: Báo Giao Thông

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала