Chắc là ở đây nói về mẫu súng nổi tiếng của Nam Tư (sau đó là của Serbia) — súng trường M-70 được gọi là "Kalashnikov của Serbia" do nhà máy "Zastava" sản xuất. Các bức ảnh này đã gây ra những tranh luận sôi nổi, một số người thậm chí vẽ ra thuyết âm mưu.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia quân sự Aleksandar Radic từ Belgrade đưa ra những giả thuyết súng trường Serbia có thể "di chuyển" đến khu vực Trung Đông bằng cách nào. Ông Radic không loại trừ rằng ở đây nói về mẫu cũ súng trường M-70:
"Nam Tư đã sản xuất rất nhiều loại vũ khí để xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi, đã mở những nhà máy sản xuất vũ khí bộ binh ở nước ngoài", — ông nói.
Tuy nhiên, có thể có những phương án khác. Theo ông Radic, rất có thể các khẩu súng này đã được lấy từ kho "dự trữ thụ động" của Bosnia và Herzegovina thời hậu chiến. Khoảng 10 năm trước đây (có lẽ trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006) vũ khí này đã được đưa ra từ Balkans tới Iraq để hiện đại hóa quân đội của quốc gia đó hoặc để cung cấp cho quân đội các nước tham gia cuộc chiến chống khủng bố. Hoa Kỳ đã từng đề xuất sáng kiến này núp dưới chiêu bài là cần phải giải giáp vũ khí của Bosnia để ngăn chặn một xung đột nội bộ mới.
"Nhưng sau đó Washington đã mất khả năng kiểm soát tình hình an ninh tại Iraq, quân đội Iraq bắt đầu tan rã, trong tình hình trộm cắp hàng loạt và hỗn loạn vũ khí có thể rơi vào tay của bất cứ ai — từ thường dân đến những người sau đó gia nhập Daesh. Ở đây nói về hàng trăm nghìn khẩu súng. Điều đáng chú ý là trong năm 2007 các phần tử khủng bố IS ở Fallujah đã sử dụng những khẩu súng này để chống lại cac đơn vị quân đội Mỹ đang thực hiện chiến dịch quân sự ở đó", — ông Radic cho biết.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Radic giải thích thêm rằng, nhà máy "Zastava" tiếp tục sản xuất và xuất khẩu vũ khí, kể cả cho UAE, và (kể từ năm 2013) cho Ả Rập Xê-út.
Song, các đại diện của nhà máy "Zastava" nhấn mạnh rằng, dù khẩu súng trường được chụp ảnh ở Syria rất giống các loại vũ khí do nhà máy sản xuất, nhưng họ không thể xác định nguồn gốc của nó với độ chính xác 100%.
Trong mọi trường hợp, như đại diện của "Zastava" nêu rõ, nếu không có sự chấp thuận của nhà nước thì "ngay cả một con chim không thể bay ra" khỏi lãnh thổ nhà máy. Nhưng, sau khi nhà máy giao hàng cho khách hàng, chính họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về vũ khí này, kể cả trước các tổ chức quốc tế và Liên Hiệp Quốc.
Phát ngôn viên của nhà máy cho biết rằng, "Zastava" không có khả năng kiểm soát hành trình di chuyển hàng hóa trên lãnh thổ Ấn Độ, Zambia, Ethiopia, Ai Cập, Ả Rập Xê-út hay UAE, nhưng "tất cả các khẩu súng trường của lực lượng vũ trang Serbia, Bộ Nội vụ Serbia, hoặc đang lưu dữ trong kho hàng của nhà máy "Zastava" không thể rơi vào tay kẻ xấu".
Vì vậy, nếu những súng trường Serbia đã "di chuyển" tới khu vực Trung Đông, thì chắc là lô hàng này đã rời khỏi lãnh thổ Serbia một cách hợp pháp, và sau đó có những phương án khác nhau, kể cả phương án không hợp pháp, giải thích tại sao vũ khí này rơi vào tay những người tham gia cuộc xung đột, kể cả những người Kurd do Mỹ hậu thuẫn đang chiến đấu ở Raqqa.