Đây chính là chiến lược mà Nga đã lợi dụng trong chiến dịch trước cuộc bầu cử năm 2016, Bloomberg viết. Theo ý kiến của tác giả bài báo, không có gì đáng ngạc nhiên về việc các quốc gia mạnh nhất của Liên Xô cũ, mà các nhà lãnh đạo giáo dục theo truyền thống của chủ nghĩa Mác, mượn phương pháp của học thuyết. "Lenin có thể tự hào vì điều này", —tác giả kết luận.
Điều đáng ngạc nhiên hơn và quan trọng đối với chính sách của Mỹ là thực tế cả Tổng thống Donald Trump cũng dùng đến chiến lược tương tự, nhà báo lưu ý: Tổng thống kích động gây ra tranh cãi và phát triển sự bất bình trong xã hội, thiết lập "những con quỷ" và " kẻ đứng mũi chịu sào" một cách nhân tạo.
Theo ông, đây có thể là chiến thuật chính trị cố ý, nhưng, trên thực tế, đối với Trump điều đó là có vẻ bản năng, đặc biệt là nhân tố này hoạt động tốt khi ông ấy rơi vào tình thế khó khăn.
Tăng cường mâu thuẫn là nguy hiểm cho nhân dân Mỹ, tác giả bài báo nhấn mạnh, ông thuyết phục độc giả hướng theo phương châm «E Pluribus Unum» * — là một ý tưởng tốt hơn nhiều.
* «E Pluribus Unum» — phương châm in trên biểu tượng quốc gia của Mỹ, trong đó dịch từ tiếng Latin có nghĩa là "Từ nhiều người trở thành một" và nhấn mạnh tình đoàn kết dân tộc.