Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Chính sách nào của Trung Quốc với Biển Đông sau Đại hội 19?

© Flickr / Rod WaddingtonBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Bắc Kinh đang tiến hành Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chắc chắn, đây là sự kiện quan trọng nhất trong đời sống của Trung Quốc bởi vì đại hội của đảng cầm quyền luôn đưa ra những nghị quyết xác định đường lối chính trị của nhà nước ít nhất là trong 5 năm tới trong tất cả các lĩnh vực — trong nền kinh tế, trong chính sách đối nội và đối ngoại, trong xã hội, nhà quan sát phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết. Có chú ý đến trọng lượng của Trung Quốc trong nền kinh tế và chính trị thế giới, có thể dự đoán rằng, ảnh hưởng của các nghị quyết do Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua sẽ vượt ra khỏi biên giới quốc gia tới khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đảng lần thứ 19 - Sputnik Việt Nam
Ông Tập Cận Bình hứa hẹn biến Trung Quốc thành đất nước hùng cường

Trong khi Đại hội 19 chưa kết thúc, viêc nghiên cứu các tài liệu chưa thể mang lại câu trả lời cho một câu hỏi rất quan trọng, đặc biệt đối với các dân tộc Đông Nam Á, như cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Tại Đại hội, các đại biểu chưa đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, có thể rút ra một số kết luận dựa theo bản báo cáo của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình về chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Trong bản báo cáo được đọc trong gần ba tiếng rưỡi, ông Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh rằng, Trung Quốc luôn chủ trương đảm bảo hoà bình trên hành tinh.

Chủ tịch Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc không bao giờ tìm kiếm bá quyền hoặc tìm cách bành trướng".

Trong bài phát biểu khai mạc Đại hội, ông Tập Cận Bình kêu gọi nhân dân các nước xây dựng thế giới trong sạch và xinh đẹp, nơi có hòa bình lâu dài, an ninh toàn cầu, sự thịnh vượng chung. Theo ý kiến của nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong mối quan hệ giữa các nước nên áp dụng những cách tiếp cận mới dựa trên đối thoại và quan hệ đối tác.

hải quân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
“Trò lố” của Trung Quốc trên Biển Đông

Xét theo những tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể rút ra kết luận rằng, Trung Quốc, thậm chí sau khi tăng gấp bội sức mạnh quân sự của mình, sẽ không chiếm đóng những hòn đảo của nước láng giềng, và nếu xuất hiện những tình huống mâu thuẫn, thì sẽ giải quyết chúng bằng những biện pháp hòa bình, phương tiện ngoại giao, trong quá trình "tư vấn bình đẳng".

Như vậy thì liệu có thể hy vọng rằng, chính quyền Trung Quốc sẽ từ bỏ "đường 9 đoạn" khét tiếng thể hiện yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông?

Vì ông Tập đã tuyên bố: "Sự phát triển của Trung Quốc không gây ra mối đe dọa đối với bất kỳ nước nào".

Chưa chắc! Bởi vì ngay sau đó nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh:

"Đừng ai mong đợi Trung Quốc sẽ chấp nhận bất kỳ điều gì làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc".

Bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc không tạo cơ sở để hy vọng vào việc  sớm giải quyết cuộc  tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Rất khó để nhận thấy những thay đổi trong lập trường của ban lãnh đạo Trung Quốc. Điều đó là dễ hiểu bởi vì  đường lối chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đã được vạch ra và được thử nghiệm rất lâu trước đại hội này. Trong đảng Cộng sản hay trong xã hội Trung Quốc không có những phản đối chống lại đường lối này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ những gì nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói, vẫn có khả năng cơ động, bao gồm cả việc chú ý nhiều hơn đến lợi ích của các quốc gia láng giềng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала