Dự kiến phá hủy khoảng 500 chủ thể lịch sử, trong đó có hơn 200 tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ Hồng quân hy sinh trong cuộc chiến giải phóng đất nước Ba Lan khỏi quân xâm lược Đức Quốc xã những năm 1944-1945. Trước đó, trong giai đoạn tạo lập đạo luật này, Vụ Thông tin Báo chí của Bộ Ngoại giao Nga đã bình luận về các chuẩn mực mức của văn kiện dự thảo. Xin trích dẫn: "Chính quyền Ba Lan nên biết rằng những hành động không thân thiện của họ trong lĩnh vực tưởng niệm sẽ để lại hậu quả. Trong quan hệ với phía Ba Lan sẽ có những biện pháp hợp lý tương ứng, có thể mang tính chất bất đối xứng". Câu hỏi đặt ra là: chứng quên lãng lịch sử như vậy cần cho ai? Đó cũng là nội dung cuộc đàm đạo của Sputnik với nghị sĩ độc lập của Quốc hội Ba Lan, ông Janusz Sanocki.
Sputnik: Ông đánh giá thế nào về chính sách của Viện Ký ức Quốc gia Ba Lan (IPN) và quá trình bài trừ Cộng sản với hơn 200 đài tưởng niệm Hồng quân?
Nghị sĩ Janusz Sanocki: "Nếu nói chung về Viện Ký ức Quốc gia, thì tôi hoàn toàn ủng hộ hoạt động của cơ cấu này bởi vì các nhân viên của Viện đang làm nhiều việc tốt đẹp, mở ra những trang chưa từng biết tới trong lịch sử đất nước chúng tôi. Đồng thời, tôi thấy đang hiện hữu kiểu bóng đen nào đó thiên về hướng cực đoan hóa của các phương tiện truyền thông, bằng mọi cách khơi dậy tâm trạng bài Nga. Dường như nhìn sang nước Nga chúng ta chỉ thấy đó là kẻ thù đang đe dọa mình. Không thấy tìm kiếm xem, điều gì liên kết chúng tôi với Nga? Thế mà cần biết rằng giả sử Hitler và Đức Quốc xã thắng trong Thế chiến II, thì người Ba Lan chúng tôi hẳn là bị diệt hết không còn dấu vết! Bởi theo lý thuyết của chúng, dường như đã phán định trước là giống nòi chúng tôi phải chịu số phận tuyệt diệt sinh học. Tôi đang làm mọi thứ để giải thích điều này với đồng bào và trình bày quan điểm của tôi.
Tôi nghĩ rằng các di tích tưởng niệm Hồng quân không phải là dấu hiệu của sự thống trị cộng sản đối với chúng tôi, bởi chúng tôi là những công dân tự do của một đất nước tự do. Còn những di tích này là biểu tượng của quá khứ, rất hệ trọng đối với người Nga và tất cả các dân tộc khác sinh sống ở Liên Xô, là rất quan trọng bởi là chứng nhân về tổn thất to lớn mà Hồng quân Liên Xô cũng như toàn thể nhân dân Liên Xô đã phải hứng chịu trong những trận đánh với lực lượng phát-xít hồi Thế сhiến II. Cá nhân tôi phản đối việc phá dỡ các tượng đài di tích này.
Tôi đã nhiều lần công khai phát biểu quan điểm của mình trong những cuộc phỏng vấn khác nhau, bởi tôi cho rằng tri thức lịch sử là con đường dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau. Thêm vào đó, nước Nga sẽ chẳng biến đi đâu mà vẫn ở vị trí của mình trên bản đồ, đó là người láng giềng của chúng tôi.. Và tôi tán thành phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Liên bang Nga, tôi muốn chúng ta phát triển sự hợp tác — nhân danh sự phồn vinh thịnh vượng của người Ba Lan cũng như người Nga, nhân danh phát triển tình hữu nghị và hợp lực thân thiện hòa bình của chúng ta".
Sputnik: Vậy theo nhãn quan của ông liệu trong tương lai có cơ hội nào để bình thường hóa quan hệ Ba Lan-Nga? Và điều đó phụ thuộc vào cái gì?
Nghị sĩ Janusz Sanocki: "Tôi tin tưởng sâu sắc rằng việc bình thường hoá quan hệ là là hoàn toàn cần thiết cho chúng tôi, và có nghĩa là có cơ hội để sửa chữa tình hình. Tôi nghĩ rằng qua đi một thời gian sẽ có nhiều thay đổi tốt lành hơn, kể cả tình hình ở Ukraina. Hơn nữa, chính vì tình hình Ukraina mà các "diều hâu chính trị" của chúng tôi lớn tiếng kêu gào như vậy. Mà tôi cho rằng những thay đổi với Crưm giống như điều tương tự đã xảy ra trước đây với Yugoslavia, khi tách ra khỏi Kosovo, trên thực tế không ai có thể xóa bỏ nguyên tắc cơ bản về quyền tự quyết của các dân tộc thì việc Crưm chuyển giao hòa bình sang thẩm quyền pháp lý của Nga cũng là trong chuẩn mực. Nếu ai đó ở Ukraina không thích điều này thì cứ việc gọi đến Liên Hợp Quốc để tiến hành trưng cầu ở đó hoặc là kiểm soát hành động của Nga ở Crưm. Nhưng Ukraina đã không làm như vậy!
Ukraina cần phải thay đổi gì đó trong chính sách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số phát triển nền giáo dục và văn hoá của họ. Cần tính đến rằng nhiều người Nga ở Ukraina chắc chắn không muốn đánh mất bản ngữ thân thuộc của họ cũng như không muốn cắt đứt quan hệ với Nga. Mà chính quyền Ukraina hiện không hiểu điều này. Tôi nghĩ rằng Kiev có lỗi lớn trong việc tạo ra hình hiện nay ở đất nước Ukraina".