Nghiên cứu này của tờ báo được đưa ra sau lời tuyên bố của Thượng nghị sĩ Bob Corker, rằng Donald Trump có khả năng dẫn dắt Hoa Kỳ theo "con đường dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới thứ ba", trang mạng RT đưa tin.
Bắc Triều Tiên
Vùng bùng nổ đầu tiên đương nhiên là Bắc Triều Tiên, quốc gia liên tục tiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, khiến cho Mỹ vô cùng tức tối. Người Mỹ lo sợ rằng vũ khí mới của Kim Jong-un có thể tấn công Guam hoặc bất kỳ vùng lãnh thổ khác của Hoa Kỳ.
Biển Đông
Theo các nhà khoa học Thụy Điển, Biển Nam Hoa (Biển Đông) là vùng căng thẳng thứ hai trên thế giới. Khu vực này tập trung số lượng lớn vũ khí. Nguyên nhân của xung đột có thể là hàng chục hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia và Philippines. Khoảng 50% trong số đó nằm dưới sự kiểm soát của các quốc gia này. Trong số đó, "quả táo của mối bất hòa" là quần đảo Trường Sa, lãnh thổ mà cùng lúc Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố là của mình. Kể từ đầu năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành nạo vét lòng biển, phá rạn san hô và chuẩn bị xây căn cứ quân sự trên đó, dẫn đến gia tăng căng thẳng với Hoa Kỳ.
Biên giới Ấn Độ và Pakistan
Một điểm nóng nữa của thế giới là vùng biên giới Ấn Độ và Pakistan, nơi đã xảy ra vài cuộc chiến tranh để giành tỉnh Kashmir, khu tranh chấp phía Bắc. Đồng thời, cả hai quốc gia này đều sở hữu vũ khí hạt nhân — không dưới một trăm đầu đạn nguyên tử. Theo các chuyên gia, hoàn toàn có thể hình dung ra một kịch bản chiến tranh hạt nhân bắt đầu từ đây.
Biên giới Trung Quốc và Ấn Độ
Các chuyên gia cho rằng, còn một vùng căng thẳng nữa là biên giới Trung Quốc và Ấn Độ. Những bất đồng tại khu vực này đã được tích lũy trong một thời gian dài, nhưng cho đến nay bầu khí quyển vẫng đang tương đối bình yên. Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi khi quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan ấm dần lên.
Các nước vùng Baltic
Điểm nóng thứ năm của đại chiến thế giới thứ ba được các chuyên gia coi là các quốc gia vùng Baltic. Họ cho rằng chính ở đây tồn tại một trong những mối nguy lớn nhất — tham vọng ngày càng cao của Nga đối với châu Âu. Giới châu Âu lo ngại về một cuộc đối đầu mới, khi nhớ lại sự kiện năm 2014 ở Crimea. Đặc biệt lo lắng là chính quyền các quốc gia vùng Baltic vì khu vực này có thể nằm đúng trên đường chiến tuyến giữa Đông và Tây.