Những điều chưa tốt lành đều đã được các cơ quan ban ngành vào cuộc nhanh chóng rồi.
Nhưng đó đều là những chuyện nhỏ. Những câu chuyện lớn hơn thì phải theo dõi từ nghị trường những ngày này. Nóng còn hơn cả những câu chuyện trên mạng xã hội.
Họ đang nỗ lực chuyển đến Chính Phủ những mong mỏi của người dân. Và hơn cả, là những mệnh lệnh thay đổi!
4 tháng trước, trong cuộc thảo luận về tình hình kinh tế — xã hội (9/6/2017), Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong đã làm nóng nghị trường, khi thẳng thắn nêu 6 nội dung cần quan tâm trong đó có những việc mà ông gọi là "nỗi bất an của người Việt Nam". Như:
1. Tiền người dân chắt chiu gom góp trong mồ hôi, nước mắt nhưng tham nhũng nhiều, lãng phí lớn là dấu hiệu hết sức báo động
2. Theo chỉ số nợ công thì hiện mỗi người dân Việt Nam có thể gánh 1.000 USD và xu hướng còn tăng trong những năm tới.
3. Tình trạng thương mại hoá các quan hệ xã hội. Đồng tiền đã làm suy thoái, có lúc dẫn dắt cả chính sách. Trong bụng mẹ là chạy chỗ sinh đẻ, đi học phổ thông các cấp và đại học thì chạy trường, chạy lớp, chạy điểm; tuyển dụng thì chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển; vi phạm pháp luật thì chạy truy tố, chạy án, thậm chí chạy khỏi tổ quốc, đến nơi Việt Nam chưa ký kết hiệp định dẫn độ để an thân.
5. Chính sách trải thảm và sử dụng lao động giá rẻ, kêu gọi đầu tư nhưng thiếu trách nhiệm trong thẩm định, đánh giá dự án khiến từng bước biến Việt Nam thành điểm đến của công nghệ lạc hậu.
6. Ăn cơm thì sợ vệ sinh thực phẩm, bước ra đường thì sợ tai nạn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp.
Và những ngày này, 6 nỗi bất an ấy lại được các đại biểu Quốc Hội xới tung lên và làm nóng nó trở lại. Đặc biệt trong bối cảnh Trung Ương Đảng liên tiếp đưa ra 2 nghị quyết 18 và 19 quyết liệt với việc cải tổ- tinh gọn và thắt chặt "bầu sữa" ngân sách — biên chế. Nghị trường nóng lên không chỉ bởi những vấn đề nóng đang diễn ra mà còn bằng nhiệt huyết của từng vị đại biểu đại diện cho mỗi khu vực, phạm vi mình chuyên trách.
Nguồn: Trí Thức Trẻ