Ngân sách trung bình hàng năm của mỗi gia đình mất đi 600 bảng Anh (tương đương chi phí một chuyến đi nghỉ chín ngày ở Malta).
Tiến sĩ Garry Young, Giám đốc về Mô hình hóa và dự báo kinh tế vĩ mô tại NIESR, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã phân tích kết quả cuộc nghiên cứu.
Strong words on the effects of #Brexit on UK economy since the vote in the #NIESRreview commentary by @GarryYoung5 https://t.co/fX73Svya0V pic.twitter.com/Al55IQjiwh
— NIESR (@NIESRorg) 1 ноября 2017 г.
"Quá trình Brexit dù chưa bắt đầu nhưng tính chất thiếu rõ ràng đã ảnh hưởng đến mức sống. Thu nhập bình quân đầu người giảm 1,1% trong năm tính đến quý II năm 2017, thời gian thường cho thấy chỉ số tăng trưởng."
Ông còn cho biết là thu nhập bình quân đầu người đã sụt liên tiếp trong 4 quý.
"Brexit thực sự đã ảnh hưởng đến thu nhập của các gia đình theo hai cách. Thứ nhất, thông qua chậm lại tăng trưởng kinh tế, dẫn đến giảm thu nhập. Tăng trưởng kinh tế chậm ở Anh diễn ra vào thời điểm nó tăng tốc ở các nước khác. Nguyên nhân có thể do các công ty trì hoãn đầu tư chờ làm rõ mối quan hệ thương mại với EU."
"Thứ hai, do tăng giá hàng nhập khẩu. Đồng bảng Anh đã mất giá 17,5% kể từ tháng 11 năm 2015 khi nó đạt mốc đỉnh, đẩy giá bán lên cao. Lạm phát tăng mạnh từ con số 0 trước trưng cầu dân ý lên mức 3% hiện tại, Brexit cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái."
"Nói chung, theo ước tính của tôi, thực tế hiện nay là thu nhập của người dân giảm 2% so với mức có thể. Thu nhập sau thuế trung bình ở Anh là 33.778 bảng Anh (44.877 đô la Mỹ), và hai phần trăm của số tiền đó sẽ vào khoảng dưới 600 bảng Anh (796 đô la)", ông Young kết luận.
Hôm thứ Năm, lần đầu tiên trong vòng 10 năm Ngân hàng Trung ương Anh đã nâng lãi suất cơ bản lên 25 điểm thành 0,5%. Theo NIESR, lạm phát ở Anh sẽ đạt 3,2% vào cuối năm 2017, nhưng đến năm 2020 sẽ giảm xuống còn 2% nhờ việc Ngân hàng Trung ương Anh tăng mức lãi suất.