Việt Nam ở trung tâm cơ cấu kinh tế mới của APEC

© AFP 2023 / Lillian SuwanrumphaAPEC-2017 ở Đà Nẵng
APEC-2017 ở Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào những ngày 6-11 tháng 11 tại Đà Nẵng tổ chức sự kiện trọng tâm của Năm APEC ở Việt Nam - Tuần lễ cấp cao kinh tế APEC và Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo kinh tế APEC.

Tại đây sẽ tổng kết kết quả của những công việc tỷ mỷ và nhiều cuộc gặp của các doanh nhân, các nhà kinh tế, quan chức, nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội từ 21 quốc gia trên thế giới. Các thỏa thuận đạt được trong những cuộc gặp của các nhân vật số 1 từ các nước hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ tác động đến triển vọng kinh tế thế giới.

Trung tâm Báo chí Quốc tế, nơi tác nghiệp chính của khoảng 4.000 phóng viên báo chí trong nước và quốc tế tại Tuần lễ Cấp cao APEC - Sputnik Việt Nam
Rồng Đà Nẵng không phun lửa đón các vị khách Thượng đỉnh APEC
Theo nhà phân tích khoa học chính trị Grigory Lokshin từ Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng diễn ra vào thời điểm quan trọng trong chính sách kinh tế thế giới.

"Chính sách xuất khẩu hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana) đã kết thúc. Sau khi Donald Trump lên nắm chính quyền ở Mỹ, trong chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có những thay đổi lớn. Trung Quốc đang có tham vọng đóng vai trò chủ đạo trong khu vực. Kể từ Hội nghị Thượng đỉnh ở Bắc Kinh vào năm 2014, Trung Quốc thúc đẩy sáng kiến thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Á — Thái Bình Dương (FTAAP). Khác với dự án TPP của Hoa Kỳ, FTAAP là dự án mậu dịch tự do trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, bao gồm tất cả các cầu thủ lớn của thị trường này, trong đó có Trung Quốc và Nga. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Trung Quốc đề xuất là một bước tiến tới FTAAP. Như dự kiến, Hội nghị thượng đỉnh tại Đà Nẵng sẽ trả lời câu hỏi: liệu có thể thành lập TPP mà không có sự tham gia của Mỹ sau khi Donald Trump thông qua quyết định rút khỏi dự án này, hoặc là Washington có thể tái tham gia TPP. Theo tôi, mọi thứ đều phụ thuộc vào sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu không có sự hợp tác giữa hai cường quốc này thì không thể thành lập cả RCEP lẫn TPP. Tổng thống Trump muốn hạn chế quyền tự do thương mại và xem xét lại quan hệ thương mại đã hình thành. Về nguyên tắc, Trung Quốc không đồng ý với điều này, nhưng thể hiện thái độ rất thận trọng để không gây hại cho mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung. Vì vậy, tại Hội nghị Đà Nẵng sẽ thảo luận về kế hoạch cụ thể tạo ra cơ cấu mới trong khu vực — trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và công nghệ thông tin, về việc áp dụng các quy tắc mới trong ngành thương mại và quan hệ kinh tế trong khu vực".

Ý kiến này ông Lokshin trình bày tại hội nghị bàn tròn "Diễn đàn APEC — 2017 tại Việt Nam: Cơ hội phát triển khu vực" được tổ chức ở Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Việt Nam là ở trung tâm của tất cả những thay đổi này. Sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng, sự ổn định chính trị, sức mạnh quân sự, các hoạt động ngoại giao và uy tín ngày càng tăng trên trường quốc tế đã giúp đất nước này trở thành một trong những nhà lãnh đạo của ASEAN. Chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, GS.TS. Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận định rằng,

"Việt Nam đã cho thấy hiệu quả kinh tế tốt hơn so với kết quả của các nước công nghiệp thành công nhất trước đây. GDP của Việt Nam đã tăng gấp 20 lần từ đầu những năm 1990 đến năm 2016, đặc biệt là đã tăng gấp 2 lần chỉ riêng trong 6 năm qua. Ngay cả với cách đánh giá một cách rất khiêm tốn, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam không thấp hơn 5-6% mỗi năm, mà trong điều kiện tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm đi,  thu nhập bình quân đầu người đã tăng rất nhanh chóng (theo tỷ giá hối đoái gấp 22 lần)".

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Tại APEC ở Việt Nam, Nga cần củng cố hình ảnh tích cực của mình
Việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ củng cố thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và vị trí của nước này ở Đông Nam Á và toàn bộ khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam  thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Hội nghị thượng đỉnh APEC cũng là một cơ hội để Hà Nội tiếp tục hợp tác với hai đối tác thương mại lớn nhất — Mỹ và Trung Quốc, cũng như với Nhật Bản nếu nước này sẽ tham gia vào định dạng mới của TPP hoặc RCEP. Trong  bài viết trước thềm Hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang nhận xét rằng, "Nhiệm vụ của Việt Nam là hợp tác với các thành viên khác để các cam kết của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC mang lại kết quả cụ thể, để đưa APEC đến gần hơn với người dân và cộng đồng doanh nghiệp".

Hội nghị thượng đỉnh APEC có thể rất hữu ích cho Nga. Nếu không có các nước APEC — các láng giềng của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thì khu vực Siberia và Viễn Đông của Nga không thể thực hiện thành công quá trình hiện đại hóa và phát triển sáng tạo. Chính bởi vậy Nga nên tham gia tích cực hơn vào quá trình hội nhập trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Không phải ngẫu nhiên, trong năm nay theo sáng kiến ​​của Nga các cơ cấu APEC xem xét vấn đề phát triển và hội nhập của khu vực xa xôi, phát triển sự hợp tác với các cụm sáng tạo và vùng lãnh thổ của các nền kinh tế APEC, xem xét dự án tạo ra hệ thống giám sát các trận động đất và lũ lụt thông qua "Internet of things" (viết tắt là IOT) và nhiều dự án khác. Chỉ cần phải sử dụng kịp thời và hiệu quả tất cả những phát triển và sáng kiến mới sẽ được thông qua trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á — Thái Bình Dương.

© SputnikDiễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала