Cần Matxcơva chìa tay giúp đỡ. Liệu Nga có cứu được Venezuela khỏi vỡ nợ?

© Sputnik / Alexey Kudenko  / Chuyển đến kho ảnhCuộc gặp của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cuộc gặp của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Tổng thống Nga Vladimir Putin. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại diện Venezuela đã đến Nga để cố gắng đạt thỏa thuận về việc tái cơ cấu nợ công. Thỏa thuận tiềm năng này sẽ giúp Caracas tránh trượt sâu xuống vực thẳm tài chính. Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Nga Anton Siluanov tuyên bố với Sputnik rằng về nguyên tắc cơ quan chuyên trách của Nga sẵn sàng xem xét sửa đổi điều kiện thanh toán nợ.

Cả Trung Quốc chủ nợ lớn nhất cũng đồng ý giúp đỡ những người theo phái "cách mạng Bolivia". Theo khẳng định của Bắc Kinh, các cuộc đàm phán với người kế nhiệm ông Hugo Chaves là Tổng thống Maduro về nội dung dời chuyển mốc trả nợ hiện đang diễn ra một cách bình thường.

Dầu mỏ đổi lấy tái cơ cấu

Động thái xích gần về chính trị của Venezuela với Nga trong những năm 2000 đã dẫn đến việc ký kết hàng loạt hợp đồng có lợi cho cả hai bên. "Matxcơva đã nhận được quyền truy cập khai thác dầu, nhưng không chỉ có thế: ví dụ, đã xây dựng nhà máy sản xuất súng tiểu liên Kalashnikov", — ông Emile Dabagyan chuyên viên khoa học từ Viện nghiên cứu Mỹ Latinh (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nói với Sputnik. Thời điểm đó Venezuela cũng bắt đầu mua các sản phẩm công nghiệp của Nga bằng kinh phí từ những khoản tín dụng do Nga cấp. 

Năm 2011, Caracas vay của Matxcơva 4 tỉ USD, và từ đó đến nay tổng số nợ đã lên đến 8 tỷ USD.

Có số lượng lớn tài nguyên hydrocarbon được khai thác bên ngoài nước Nga. Các sáng chế kỹ thuật Nga đáp ứng  nhu cầu của công ty dầu mỏ sở tại PDVSA. Nhờ sự giúp đỡ của Nga, hiện nay tài nguyên thiên nhiên Venezuela được khai thác cả ở những khu mỏ mà các chuyên gia địa phương không đủ khả năng tiếp cận.

Liên kết kinh tế của Venezuela đã diễn ra song hành với xích gần về chính trị.

"Tại Điện Kremlin, cố Tổng thống Hugo Chavez được nể trọng như nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng khắp toàn bộ châu Mỹ. Việc phát huy ý tưởng của "cách mạng  Bolivia" trong một khoảng thời gian đã diễn ra rất thành công trên châu lục này. Đối với điện Kremlin "tình bằng hữu" với ông Chavez có ý nghĩa cả trong bối cảnh căng thẳng Nga-Mỹ. Sau khi Washington ra mặt ủng hộ Mikhail Saakashvili ở Gruzia, chính quyền Nga đã tìm thấy cho mình một đồng minh không quá xa biên giới Hoa Kỳ", —  ông Alexei Makarkin Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ chính trị nhận xét với Sputnik.

Từ vàng đen lộ cảnh mạ vàng

Cuộc khủng hoảng của mô hình kinh tế Bolivia bộc lộ ngay sau khi giá dầu lao đốc hồi năm 2014. Với câu hỏi, mức giá vàng đen cần phải là bao nhiêu để Caracas có thể "thở phào nhẹ nhõm", chuyên gia  Makarkin nhận định: "Cần mức giá hơn 100 USD". Trong ba năm lại đây, khi dầu bán ra với mức giá thấp hơn nhiều so với mốc này, GDP của Venezuela đã giảm sút 36%. Dường như đã có báo hiệu tiền định rằng cấu trúc kinh tế mà trong đó 95% dựa vào xuất khẩu hydrocarbon sẽ lâm vào cảnh suy thoái lâu dài. Tuy nhiên, dù sao chăng nữa Caracas vẫn tin rằng một ngày nào đó giá dầu sẽ lại tăng vọt.

Hồi tháng Mười năm nay khi tiến hành chuyến thăm tới Nga, Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố rằng đất nước ông vẫn bảo lưu khả năng thanh toán và sẵn sàng trả nợ, tuy nhiên ông yêu cầu gia hạn. Tương ứng với những điều kiện mà Matxcơva đề xuất, ở đây là chuyện nói về khả năng lui mốc thanh toán nợ tới 10 năm. Để đạt được thỏa thuận có lợi cho mình, Venezuela buộc phải nhượng bộ. Cụ thể, có giả thiết rằng một phần lớn nợ của Nga phải được trả trước khi hết năm nay, nếu không thì thỏa thuận tái cơ cấu sẽ không có hiệu lực. Như vậy là không bàn đến chuyện xóa nợ.

Không chờ đến khi có quyết định của chính quyền Nga và Trung Quốc, hãng tín dụng quốc tế Standard & Poor's đã công bố hạ bậc tín nhiệm chủ quyền của Venezuela về những chỉ số riêng biệt đến mức D, tức là tương ứng với vỡ nợ.

Trong cuộc đàm đạo với Sputnik, chuyên gia Alexei Makarkin cảnh báo đề phòng lối tiếp cận đơn giản hóa trong quan hệ với Venezuela.

"Sẽ không đúng và thiển cận nếu xem đất nước này như  kiểu một bàn đạp của Nga, dù chỉ vì trong chặng dài nhiều năm Caracas theo đuổi chương trình riêng của mình dựa trên những chuẩn giá trị mà Matxcơva không nhất thiết tán đồng. Venezuela coi mình là người chuyển tải giá trị "cách mạng Bolivia",  trong đó chí ít về mặt lý thuyết hàm chứa một dự án liên kết lớn tại khu vực. Ở đây là chuyện nói về một quốc gia với tham vọng lớn nhưng đang trong tình thế khó khăn", — chuyên gia khái quát.

Theo ý kiến của ông Makarkin, từ góc độ nhãn quan chính trị thì Nga có lợi khi quyền lực vẫn nằm trong tay những nhân vật kế thừa ông Hugo Chaves. "Phe đối lập đang đấu tranh đòi thay đổi chế độ có cái nhìn khá thù địch về giao kèo dầu mỏ mà "phái Chaves" ký kết với Nga. Nếu thay đổi chính quyền  ở Venezuela, dễ có khả năng phát sinh vấn đề với những thỏa thuận này", —  chuyên gia nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала