"Tôi cho rằng đây là một dự án địa chính trị, nhưng cũng là dự án kinh tế", Bryza, người đã từng làm việc tại Istanbul trong những năm gần đây cho hay.
Theo ông, "Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lý do địa chính trị" để thực hiện dự án này. "Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn có quan hệ tốt đẹp với Nga, và từ quan điểm của Ankara, dự án này sẽ khiến Nga vui lòng", chuyên gia cho biết.
Ông cũng cho rằng "đối với Thổ Nhĩ Kỳ đây là cơ hội tăng lượng cung cấp khí đốt, nhưng giá nhiên liệu khá cao, do đó, Ankara cần phải đa dạng hóa các nguồn tài nguyên năng lượng".
Ông Bryza bày tỏ sự tin tưởng rằng "theo quan điểm của Nga, "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" sẽ cho phép trong vài năm tránh thanh toán cho Ukraine khoản vận chuyển khí đốt sang châu Âu và tiết kiệm hàng tỷ đô la." Theo ông, "điều này cho thấy dự án có tính kinh tế, mặc dù có thể không phải là tốt nhất nếu xét từ quan điểm thương mại."