Bộ Ngoại giao Belarus tuyên bố, với những "lời buộc tội" như vậy các nhà chính trị Ukraina chỉ cố gắng thu hút sự chú ý.
"Nói về những cáo buộc vô căn cứ chống lại Belarus thì điều đáng mừng là đa số người nói lên ý kiến này là những nhà chính trị đã rơi bên lề chính trường và không nắm quyền lực thực sự", — trang web của Bộ Ngoại giao Belarus trích dẫn lời nói của ông Mironchik.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao nói thêm, những tuyên bố như vậy vượt ra ngoài ranh giới của PR chính trị khi sau đó có lời kêu gọi thực hiện những hành động phá hoại tại Belarus.
Tác giả của lời kêu gọi đó là đại biểu Hội đồng Thành phố Kiev Igor Miroshnichenko cho rằng, cần phải "giật lấy" Belarus khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga.
"Ở đây cần có sự can thiệp giúp đỡ của bác sĩ hoặc cơ quan thực thi pháp luật, và tốt nhất là của cả hai", — ông Mironchik kết luận.
Tuần này, Uỷ ban III Đại hội đồng LHQ chuyên trách về các vấn đề nhân quyền, nhân đạo, xã hội đã thông qua dự thảo nghị quyết do Ucraina đề xuất về tình hình nhân quyền ở Crưm. Văn kiện này sẽ được xem xét tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng LHQ khóa 72.
Dự thảo nghị quyết lên án "sự vi phạm nhân quyền và các biện pháp phân biệt đối xử đối với cư dân vùng Crưm tạm thời bị chiếm đóng". Văn kiện cũng kêu gọi Nga đảm bảo giáo dục bằng ngôn ngữ tiếng Ukraina và tiếng Tatar Crưm và để "Mejlis của người Crưm Tatar" (tổ chức cực đoan bị cấm ở Nga) được cho phép tồn tại.
"Trong số các láng giềng của Ukraina không còn quốc gia nào mà Kiev không đưa ra những yêu sách vô nghĩa. Đôi khi, Kiev hành xử thô lỗ, ví dụ như trong trường hợp với Belarus, và điều này là không thể chấp nhận được. Belarus đang cố gắng tạo cơ hội cho cuộc đàm phán giữa Kiev và Donbass, cố gắng thúc đẩy quá trình lập lại hòa bình ở Ukraina. Nói về những khiếu nại về tình hình nhân quyền ở Crưm, thì một quốc gia đang vi phạm tất cả các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền không thể đưa ra những yêu sách như vậy với nước khác. Các yêu sách của Ukraina đều là khó hiểu và vô căn cứ. Có vẻ là Kiev bình luận về các sự kiện ở Crưm trên cơ sở ý tưởng của riêng mình, mà không biết thông tin về những điều xảy ra trên thực tế. Ukraina đã không bao giờ cấp quy chế "ngôn ngữ quốc gia" cho tiếng Crưm Tatar, mà Nga đã làm như vậy", —. ông Alexander Dudchak nhận xét.
Crưm đã về với Nga sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở đó vào tháng 3 năm 2014, khi đó hơn 95% dân số Crưm lựa chọn sáp nhập vào Liên bang Nga. Kiev vẫn xem xét Crưm như một phần lãnh thổ Ukraina bị tạm chiếm.