Ngoài ra, ông còn là Thạc sĩ viễn thông, Chương trình đào tạo sau đại học, trường Đại học Tổng hợp Sydney, Australia; Chương trình đào tạo sau đại học: Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Ông Hùng là một trong những người đầu tiên được Bộ Quốc phòng điều động về Viettel từ những ngày đầu thành lập (năm 1989). Trong những năm đó, ông giữ các vị trí trợ lý kỹ thuật, Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Đầu tư Phát triển.
Đến năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội rồi Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel vào năm 2010. Năm 2012 ồng được thu phong quân hàm Thiếu Tướng.
Ngày 26/1/ 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã trúng cử vào BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII với tỷ lệ 74% phiếu bầu.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng được giới truyền thông bình chọn là 1 trong 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu vì có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam trong một thập kỷ (giai đoạn 2000 — 2009).
Thế nhưng, không có nhiều người biết, ông Nguyễn Mạnh Hùng chính là người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu dự án máy thông tin quân sự và chế tạo thành công bộ tạo số (trái tim của máy thông tin). Dự án này sau đó đạt giải quốc gia về nghiên cứu nhưng chưa thể sản xuất hàng loạt vì thiếu vốn, linh kiện, chưa có thị trường…
Thực tình mà nói, những người được đào tạo bài về chuyên môn như ông Hùng ở Việt Nam là không hiếm, thậm chí không ít người còn được đào tạo và tu nghiệp ở các trường đại học danh tiếng trên thế giới bài bản hơn ông nhiều. Tuy nhiên, "Kiến trúc sư trưởng" của "Đế chế" Viettel Nguyễn Mạnh Hùng lại là người có tố chất thủ lĩnh, lãnh đạo nổi trội. Nhìn ở khía cạnh này, ở Việt Nam hiện nay, người như ông Hùng, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Viettel cũng là doanh nghiệp nhà nước hiếm hoi thành công.
Ông là người có nhiều ý tưởng, nhiều khi hết sức độc đáo; thậm chí dưới con mắt của một số người, đôi khi là "hoang đường". Tuy nhiên chính những ý tưởng phong phú (mà có người bảo là hoang đường ấy) kết hợp với sự quyết liệt đã làm nên một nhà quản lý tài ba, đưa Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam.
Theo quyết định của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015- 2020 gồm 23 người. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam giữ chức Bí thư Quân ủy Trung ương. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, giữ chức Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.
Quân ủy Trung ương Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, là cơ quan nghiên cứu đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; kế hoạch phòng thủ đất nước; phương hướng và biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân; cơ chế lãnh đạo của Đảng với Quân đội nhân dân. Trung ương Quân ủy (tên đầu tiên của Quân ủy Trung ương) được Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định thành lập tháng 1/1946, để lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt lực lượng vũ trang nhân dân nhằm đối phó với thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả của cách mạng, ngay sau khi giành được chính quyền.
Nguồn: Báo Mới