Gabriela Krone-Schmalz, nữ phóng viên từng làm việc ở công ty truyền hình và phát thanh ARD của Đức tại Liên Xô phản ánh điều đó trong cuộc phỏng vấn độc quyền của Sputnik Deutschland.
Khi trả lời câu hỏi cần có thái độ như thế nào đối với thực tế phương Tây đã xây dựng cho mình một hình ảnh kẻ thù chính là Nga, nhà báo nói rằng xu hướng này không thể không gây ra lo lắng.
"Chỉ cười trừ là quá nguy hiểm vì lý do có quá nhiều điều phụ thuộc vào nó. Cần phải lo lắng về vấn đề này, bởi vì thế giới được xây dựng không chỉ thô sơ, đơn giản. Nếu các giải pháp phụ thuộc vào các giả định không chính xác, thì những quyết định đó cũng sẽ sai lầm. Trong lĩnh vực kinh tế, quyết định sai lầm sẽ dẫn đến tổn thất về tiền bạc, nhưng trong chính trị đôi khi chúng làm tổn hại đến cả thế giới ",- Krone-Schmalz nhận xét. Bà nói thêm rằng ngày càng ít đi những người sống sót sau chiến tranh và thấu hiểu rõ được sự mỏng manh của thế giới. Theo quân diểm của chuyên gia, cảm xúc này nên trở thành điều răn chủ đạo.
"Không nên vặn xoắn đường xoắn ốc leo thang một cách thiếu suy nghĩ như vậy", — nhà báo nói.
"Thật không may, khi micro và camera bật lên, nhiều chính trị gia cấp cao nói những điều hoàn toàn khác với cuộc trò chuyện cá nhân. Nếu tình hình trong xã hội cũng như sau: mọi người vô cùng tự hào về tự do bên ngoài, nhưng sự tự do nội tâm không còn tồn tại, bởi vì mọi người sợ nhục hành từ phía truyền thông, hoặc từ chính đảng của họ, hoặc từ đối thủ chính trị, hoặc đối tác — điều đó có nghĩa là về mặt tự do mọi thứ không tốt như vẫn tưởng ", Krone-Schmalz lưu ý.
Gabriela Krone-Schmalz nhắc rằng trong thời gian Hiệp định sắp tới về mối liên hiệp của Ukraina với EU, một số người có trách nhiệm đưa ra quyết định từ phía phương Tây tha thiết khuyên Brussels, Moskva và Kiev ngồi vào bàn đàm phán, nhưng họ chỉ là thiểu số.
Chuyên gia khẳng định rằng để tránh tiêu chuẩn kép và những cách giải thích khác nhau về cùng một loạt sự kiện tương tự, cần thiết phải nhắc đi nhắc lại sự thật nhiều lần, để nó "găm vào" trong tâm trí của người dân. Nhà báo viện dẫn tới "cuộc chiến tranh năm ngày" năm 2008 như một ví dụ- cho đến tận ngày hôm nay, cả phương Tây đều nghĩ rằng cuộc xung đột với Tbilisi là do Moskva khởi xướng.
Nữ nhà báo nói thêm rằng, bằng cách đổ lỗi cho Nga, phương Tây rũ bỏ hết mọi trách nhiệm đối với các vấn đề nội bộ.
"Tất nhiên, nếu ở đâu đó, công việc không tiến triển như mong muốn, thì dĩ nhiên người Nga có lỗi, trong đó, kể cả thực tế rằng Mỹ hiện nay phải chịu đựng Tổng thống Donald Trump. Khi tất cả sức mạnh đều dành cho cuộc chiến chống lại ảnh hưởng từ bên ngoài, thì chẳng còn sức lực để đối phó các vấn đề nội bộ nữa ", —bà nói.
Krone-Schmalz lưu ý rằng trong tất cả các cuốn sách của bà về quan hệ giữa phương Tây và Nga, bà viết về các tiêu chuẩn kép trong giới truyền thông.
"Cần thiết phải hướng sự chú ý của độc giả về những điều này, bởi vì nếu trong trường hợp ngược lại, phản ứng tự động sẽ bén rễ. Cần thiết phải thiết lập lực thúc đẩy để các hiện tượng như vậy không tạo thành tiến trình riêng, điều đó rất nguy hiểm ",- nhà báo Đức kết luận.