Ở một mức độ nào đó, đây là một chỉ số cho thấy mong muốn của hai nước khôi phục lại mối quan hệ tích cực trước đây. Trong những năm khi Ba Lan là nước xã hội chủ nghĩa, Warsaw đã giúp Việt Nam xây dựng kinh tế, bảo vệ độc lập, đào tạo chuyên gia. Bốn nghìn người Việt Nam đã được đào tạo ở Ba Lan.
Ở Việt Nam, người ta vẫn nhớ việc Cộng hòa Nhân dân Ba Lan gửi các quan sát viên của mình tới Ủy ban Quốc tế kiểm soát việc thi hành Hiệp định Geneva năm 1954. Đó là một sứ mệnh hoà bình có tầm quan trọng toàn cầu, nhưng ở Việt Nam, những cá nhân người Ba Lan cũng được ghi nhận là đã giúp đỡ Việt Nam trong công việc sáng tạo của họ.
Trong những ngày này các nhà lãnh đạo Ba Lan và Việt Nam đã nói nhiều hơn về việc hợp tác kinh tế. Ba Lan hứa sẽ giúp Việt Nam ngân khoản 250 triệu euro, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ, sinh thái và quốc phòng, tăng gấp đôi số học bổng cho các công dân Việt Nam học tại các trường đại học Ba lan.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ hy vọng Warsaw sẽ thúc đẩy Liên minh Châu Âu ký kết Hiệp định Tự do Thương mại giữa Việt Nam và EU. Tôi nghĩ rằng người đối thoại cho chủ đề này đã được chọn lựa một cách thành công — người Ba Lan Donald Tusk hiện đang nắm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, và ông tất nhiên, có thể giúp đỡ Việt Nam, bằng cách sử dụng các ảnh hưởng của mình. Trong hướng này có lẽ cộng đồng Việt kiều đông đảo ở châu Âu cũng đóng vai trò không nhỏ — chỉ riêng ở Ba Lan đã có 40.000 người Việt sinh sống.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong cuộc gặp gỡ với Andrzej Duda, cũng đã bày tỏ mong muốn Ba Lan sẽ đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh và tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông. Tương lai sẽ cho thấy người Ba Lan chấp nhận đề nghị này như thế nào.