Tổng thống Mỹ Trump đổ lỗi cho Bình Nhưỡng, cho rằng Bắc Kinh và Moskva có khả năng ảnh hưởng đến Kim Jong-un, buộc nhà lãnh đạo Triều Tiên từ bỏ phát triển vũ khí tên lửa hạt nhân, — nhà phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết.
Chẳng lẽ Nga chưa tham gia công việc này? Cần nhắc là Nga có mặt trong các cuộc đàm phán sáu bên đã thất bại một cách đáng tiếc năm 2009. Hay như ví dụ khá gần đây. Mùa Xuân năm nay, các nhà ngoại giao Moskva và Bắc Kinh đã đưa ra "bản đồ lộ trình" cho "xung đột Triều Tiên". Điểm mục chính là Bình Nhưỡng sẽ đóng băng các thử nghiệm tên lửa hạt nhân còn Washington và Seoul chấm dứt tập trận chung trên bán đảo. Mỹ và Hàn Quốc không chấp nhận kế hoạch như vậy.
Cách đây vài ngày, tham gia phiên hội thảo châu Á của câu lạc bộ thảo luận "Valdai" tại Seoul, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov đã trình bày lại kế hoạch này chi tiết và cụ thể hơn, theo ba bước. Bước đầu tiên, hạ bớt căng thẳng quân sự, Bình Nhưỡng sẽ từ chối thử tên lửa hạt nhân mới, Mỹ và Hàn Quốc giảm cường độ các cuộc tập trận chung; bước thứ hai — đàm phán trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên; bước thứ ba — xây dựng cơ chế hòa bình và an ninh ở Đông Bắc Á.
Chỉ hai ngày sau phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Nga tại Seoul, Bắc Triều Tiên thực hiện phóng tên lửa đạn đạo. Cả thế giới, trong đó có Việt Nam đón nhận tin này với thái độ quan ngại, một động thái rõ ràng vi phạm các nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Phản ứng tiêu cực trước bước làm này cũng được BNG Nga bày tỏ.
Đáng sửng sốt là Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm tên lửa vào lúc phái đoàn Quốc hội Nga đang có mặt ở Bình Nhưỡng, khi các nhà ngoại giao Nga nỗ lực đề xuất tránh các thử nghiệm tên lửa như một biện pháp tháo gỡ khủng hoảng. Thực tế dường như khẳng định ý kiến cho rằng ở Bắc Triều Tiên tất cả do một nhân vật — ông Kim Jong-un quyết định. Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã từ chối tiếp phái đoàn nghị sĩ Nga.