Tuần trước, Nhà Trắng tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận di dân (The Global Compact on Migration), thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên sẽ hợp lý hóa cách tiếp cận với người nhập cư và vấn đề di dân trên phạm vi toàn cầu. Trước đó, Mỹ tuyên bố rút khỏi UNESCO, Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, quyết định không đóng góp nhiều hơn vào Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc. Tất cả điều này được cho là phù hợp với khẩu hiệu "Nước Mỹ là trên hết" (America first) mà Donald Trump đưa ra khi tranh cử tổng thống. Có thể hiểu là không việc gì phải đóng góp tiền của nhà nước Mỹ cho nhu cầu của những người xa lạ với Nhà Trắng. Và trong dự thảo ngân sách năm 2018, Mỹ có kế hoạch giảm 44% đóng góp cho các tổ chức quốc tế.
Và với tư cách là một doanh nhân giỏi đếm tiền, Trump quyết định tiết kiệm. Nhưng đó chỉ là cái nhìn thoáng qua. Sự tiết kiệm đó không có nghĩa là từ bỏ nỗ lực gây ảnh hưởng đến quá trình sự kiện thế giới. Chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ cho thấy Hoa Kỳ không muốn từ bỏ sự thống trị của mình trong khu vực. Hứa hẹn đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc, phát triển hợp tác kinh tế với Việt Nam — tất cả đều là bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ sẽ không đóng cửa nhà mình. Ngay cả với Philippines, nước có vị tổng thống luôn cho phép mình đưa ra những tuyên bố chống Mỹ, Trump đã tìm ra những lời phát biểu về "quan hệ chặt chẽ", kể cả trong lĩnh vực quân sự.
Có vẻ như chính quyền mới của Nhà Trắng muốn làm việc trực tiếp các đối tác cần thiết để nâng cao hiệu quả hợp tác và có lợi. Trong khuôn khổ quan hệ song phương, có thể đòi hỏi đối tác một cách dễ dàng hơn và trừng phạt nếu đối tác vô ơn, hơn là trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Nhưng cách tiếp cận này thậm chí còn phù hợp hơn cho khái niệm "độc tài" hơn so với thời kỳ trước đây. Chỉ có điều chắc gì có ai đó ở Mỹ quan tâm đến chuyện này.