Liệu có phải Đinh Mạnh Thắng bị bắt vì liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh?

© Ảnh : baomoiÔng Đinh Mạnh Thắng.
Ông Đinh Mạnh Thắng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chỉ vài giờ sau khi bắt giữ ông Đinh La Thăng, đêm 8.12, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh Mạnh Thắng, em trai ông Thăng, về hành vi tham ô tài sản.

Thông tin này được Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác nhận hôm qua 9.12. Theo đó, ông Đinh Mạnh Thắng (55 tuổi), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và thương mại dầu khí Sông Đà, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra tội tham ô tài sản. Ông Thắng là em trai của ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí VN.

Doanh nghiệp do ông Đinh Mạnh Thắng làm tổng giám đốc có tiền thân là một công ty con của Tổng công ty Sông Đà, nơi ông Đinh La Thăng từng là Chủ tịch HĐQT. Đến nay, sau khi cổ phần hóa, Tổng công ty Sông Đà đã thoái vốn khỏi doanh nghiệp này.

Ông ĐInh La Thăng và ông Võ Kim Cự - Sputnik Việt Nam
Điểm danh 5 ĐBQH khoá XIV 'rơi rụng' do dính sai phạm

Liên quan đến Trịnh Xuân Thanh

Nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết ông Đinh Mạnh Thắng bị bắt giữ do có liên quan đến vụ tham ô tài sản xảy ra tại Công ty CP bất động sản điện lực dầu khí VN (PVPower Land) và Công ty CP Minh Ngân, đã bị cơ quan CSĐT khởi tố từ hồi tháng 3.2017. Tuy nhiên, vai trò và mức độ liên quan cụ thể của ông Thắng chưa được nguồn tin tiết lộ. Cũng trong vụ án này, Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí VN (PVC), bị khởi tố về tội tham ô tài sản.

Theo hồ sơ PV thu thập được, năm 2010, Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt giữ ông Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP dịch vụ 1/5 và Công ty CP Minh Ngân, do bị tố cáo có hành vi lừa đảo. Ông Bình được xác định đã chỉ đạo thuộc cấp dùng bản hợp đồng bị hủy bỏ và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ngoài luồng của dự án Thanh Hà Cienco 5 để bán hơn 80.000 m2 đất cho hơn 460 khách hàng, thu 789 tỉ đồng. Trong số tiền này, ông Bình đã sử dụng 264 tỉ đồng để mua cổ phần của Công ty CP dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương, trong đó PVPower Land chiếm 50% cổ phần. Góp 50% vốn tại PVPower Land, PVC cử ông Đào Duy Phong và ông Nguyễn Ngọc Sinh làm chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc để đại diện phần vốn góp. Từ năm 2010, do khó khăn về tài chính để triển khai một số dự án, trong đó có dự án Nam Đàn Plaza, nên PVPower Land có chủ trương thoái vốn. Thông qua người môi giới, Lê Hòa Bình đã tiếp xúc với các cổ đông sáng lập đề nghị mua lại toàn bộ cổ phần của Công ty CP dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương.

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Chánh án TAND TP Hà Nội nói về việc xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh

Các bên thống nhất hợp đồng đặt cọc mua lại 24 triệu cổ phần với giá hơn 20.000 đồng/cổ phần, tổng giá trị hơn 498 tỉ đồng, nếu quy đổi theo diện tích dự án Nam Đàn Plaza thì tương đương 52 triệu đồng/m2. Riêng việc mua lại cổ phần Công ty CP dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương từ PVPower Land, giá thỏa thuận là 40 triệu đồng/m2 nhưng thể hiện trong hợp đồng chỉ tương đương 34 triệu đồng/m2.

Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ Đào Duy Phong và Nguyễn Ngọc Sinh về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Các bị can này khai nhận đã nhận được ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh "chốt" giá bán thực tế là 40 triệu đồng/m2 nhưng trên hợp đồng ghi 35 triệu đồng/m2. Phần chênh lệch 5 triệu đồng/m2 rút ra để chia nhau.

Từ chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh, lãnh đạo PVPower Land đề nghị rút thêm 1 triệu đồng/m2 để lo các khoản chi phí khác. Ngày 2.4.2010, đại diện PVPower Land đã ký hợp đồng chuyển nhượng 12,12 triệu cổ phần cho ông Lê Hòa Bình với giá 13.578 đồng/cổ phần (tương đương 34 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza). Tổng giá trị hợp đồng gần 192 tỉ đồng, giảm hơn 87 tỉ đồng trong thỏa thuận đặt cọc ban đầu. Lê Hòa Bình đã chuyển cho PVPower Land 100 tỉ đồng, sau đó chuyển thêm 10 tỉ đồng cho Đào Duy Phong.

Vụ án nhiều lắt léo

Tháng 9.2013, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên phạt Lê Hòa Bình mức án chung thân, một số bị cáo đồng phạm bị tuyên phạt từ 17 năm tù đến chung thân. Bị cáo Đào Duy Phong bị tuyên phạt 6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.

Tháng 9.2014, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đưa vụ án ra xét xử, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại bởi "tòa sơ thẩm đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng về tố tụng mà tại cấp phúc thẩm không thể khắc phục và bổ sung được". Theo tòa phúc thẩm, cấp sơ thẩm đã cơ bản xét xử đúng người, đúng tội với nhóm bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Riêng nhóm bị cáo phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn là chưa đúng và chưa đầy đủ. Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Sinh là người trực tiếp ký hợp đồng chuyển nhượng và được kết luận có hành vi phạm tội. Tuy nhiên, ‘‘Viện KSND tối cao không truy tố ông Sinh là bỏ lọt người phạm tội", bản án phúc thẩm của TAND tối cao nêu rõ.

Đáng chú ý, do Viện KSND tối cao đình chỉ điều tra đối với bị can Nguyễn Ngọc Sinh đã dẫn đến lời khai của ông này trước đây liên quan đến Trịnh Xuân Thanh không còn giá trị.

Tại phiên xét xử trung tuần tháng 3.2017, TAND cấp cao tại Hà Nội sau khi xem xét kỹ hồ sơ lời khai các bên liên quan đã công bố quyết định khởi tố Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Ngọc Sinh, Đào Duy Phong và một số cán bộ Công ty CP Minh Ngân về hành vi tham ô tài sản.

Trao đổi với PV Thanh Niên, một số chuyên gia trong ngành tư pháp cho biết nếu thời điểm 2010, khi vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn được làm đến nơi đến chốn chắc chắn Trịnh Xuân Thanh không có cơ hội để ‘‘leo cao chui sâu'' và gây ra khoản thiệt hại hơn 3.300 tỉ đồng trong giai đoạn 2009 — 2011, như kết luận của cơ quan chức năng.

Nguồn: Thanh Niên

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала