Sự tham gia của nhà lãnh đạo các nước láng giềng, theo ý tưởng của Seoul, để kiềm giữ Bắc Triều Tiên khỏi các hành động khiêu khích, và trong trường hợp lý tưởng sẽ tạo ra điều kiện tốt để bắt đầu cuộc đàm phán. Còn bây giờ Nam Hàn sẽ phải nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn Thế vận hội mùa đông XXIII từ một biểu tượng của hòa bình trở thành trái táo của sự bất hòa.
Những tin tức nóng hổi từ Lausanne đã được đón nhận tại Hàn Quốc một cách không giấu nỗi lo lắng cho số phận của Thế vận hội mùa đông đầu tiên được tổ chức tại nước này. Các phương tiện truyền thông địa phương ngay lập tức vội vã tính toán thiệt hại có thể gây ra bởi quyết định của IOC, và nhanh chóng đi đến kết luận nếu không có người Nga, Olimpic sẽ là "nửa vời" và thậm chí có thể thua lỗ. Nhưng, quan trọng nhất, việc cấm Nga tham gia có thể phá vỡ kế hoạch của chính phủ mới thiết lập đối thoại với CHDCND Triều Tiên. Xét cho cùng, rất nhiều điều phụ thuộc vào sự quan tâm từ Moskva và cá nhân ông Vladimir Putin, như Seoul khẳng định.
Không ở Bình Nhưỡng, nhưng ở Pyongchang
Lời mời tham dự buổi lễ khai mạc Olympic đã được tổng thống Hàn Quốc chuyển tới ông Putin ngay trong thời gian hội thảo Diễn đàn kinh tế phía Đông vào tháng 9. Và, theo lời của chính Moon Jae-in, ông Putin "gần như đã nhận lời". Các nhà lãnh đạo khi đó đã thỏa thuận việc duy trì liên lạc thường xuyên, và ông Moon hy vọng cuộc gặp tiếp theo sẽ diễn ra ở Pyeongchang. Vì vậy, việc Nga tuyên bố không cản trở những người quyết định tham dự Thế vận hội dưới lá cờ trung lập, đã làm Seoul phấn khích.
Theo hãng tin "Yonhap News", thành viên Ban thư ký của Tổng thống Hàn Quốc, ngay sau ''tin tức gây sốc từ Lausanne, ông Moon Jae-in đã ra mệnh lệnh: chuẩn bị một tuyên bố thay mặt Ban tổ chức Thế vận hội năm 2018 tôn trọng quyết định của IOC; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước này nhấn mạnh Thế vận hội Olympic tại PyeongChang sẽ là cơ hội tốt để tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước; và Bộ Ngoại giao tổ chức hiệp thương kín với các đối tác Nga, công bố sẵn sàng cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho các vận động viên Nga quyết định đến Pyeongchang.
Theo quan chức này, việc Nga không tham gia Thế vận hội có thể gây ra những vấn đề lớn trong mọi lĩnh vực cho Ban tổ chức đặc biệt nếu Nga từ chối phát sóng truyền hình giải đấu. Nhưng Ban Thư ký tổng thống lo ngại nhiều hơn cho việc khẩu hiệu "Olympic của hòa bình" mà từ lâu đã được ông Moon Jae-in thúc đẩy, đã bị giáng một đòn nặng.
Ông đã nhiều lần tuyên bố ông muốn thấy các vận động viên Bắc Triều Tiên thi đấu tại Pyeongchang, đề nghị sử dụng cơ hội lần này và các kỳ Thế vận hội Olympic tiếp theo tại Tokyo và Bắc Kinh như "một cơ hội để xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, Đông Bắc Á và trên toàn thế giới". Do đó, sự hỗ trợ của Nga, quốc gia chia sẻ ý tưởng này và có các kênh giao tiếp với Bình Nhưỡng, sẽ là vô cùng quan trọng. Nếu người Nga không đến Thế vận hội, thì sẽ có ít lý do để điện Kremlin thuyết phục Bắc Triều Tiên tham gia Pyeongchang.
Vì vậy, như đã nói trong cuộc phỏng vấn với "Korea JoongAng Daily", theo một quan chức khác trong văn phòng tổng thống Moon Jae-in, họ có ý định chuyển thông điệp đến IOC cho biết Thế vận hội Olympic tại PyeongChang có tầm quan trọng lớn đối với hòa bình, và hy vọng xem xét lại việc tham dự của Nga với cái nhìn viễn kiến hơn.
Đồng minh là thế đấy!
Vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng, trong bối cảnh thông tin cho biết Mỹ vẫn "chưa có quyết định cuối cùng» trong việc gửi các vận động viên đến Pyeongchang. Trong trường hợp này chính ông Trump, như được biết, sẽ không dự Thế vận hội.
Như đã đề cập trong bài bình luận của mình trên tờ "Chosun Ilbo," những lời của đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley, một thành viên trong nhóm người được tổng thống Mỹ tin cậy, khó được coi là ngẫu nhiên. Và Hàn Quốc không thể chỉ đơn giản là đón nhận những thay đổi mới nhất diễn ra trong Nhà Trắng. Nếu Seoul vẫn hy vọng việc chuyển thời điểm cuộc tập trận hàng năm Mỹ-Hàn Quốc, diễn ra trùng vào thời gian cuối của Thế vận hội, sẽ giúp tránh được những phản ứng đột ngột của Bắc Triều Tiên, thì Washington đã nghiêm túc nghĩ đến việc tới khi Thế vận hội bắt đầu, Bình Nhưỡng có thể đã sở hữu vũ khí hạt nhân hoàn chỉnh. Và điều này sẽ buộc Hoa Kỳ phải hành động như vậy do không thể đảm bảo an ninh cho công dân Mỹ.
Một "thông điệp" như vậy, theo các nhà phân tích Hàn Quốc, cũng được gửi đến Nga và Trung Quốc, để họ gia tăng "áp lực" của mình lên CHDCND Triều Tiên.
Nhưng Seoul quan tâm trước tiên đến việc không bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh.
Trong những điều kiện đó, sẽ không ngạc nhiên trước việc Hàn Quốc sẽ tăng cường nỗ lực của mình để lôi kéo Bình Nhưỡng vào cuộc đối thoại bằng bất kỳ phương tiện nào. Mặc dù chuyến thăm của Chủ tịch IOC tới CHDCND Triều Tiên chưa chính thức bị từ chối, Seoul, theo tin từ "Yonhap News", đã tư vấn với Thomas Bach (chủ tịch IOC) về vấn đề này và hy vọng vào sự thành công. Cũng như khuyến khích các nước khác sử dụng các cơ hội họ có để thuyết phục CHDCND Triều Tiên không từ chối việc gửi các vận động viên tham gia Pyeongchang và không thực hiện bất kỳ vụ phóng thử hay thử nghiệm vũ khí nào trước và trong thời gian Olimpic diễn ra.
Cơ hội cuối cùng
Tuy nhiên, có những người bi quan tin rằng đã quá thổi phồng việc CHDCND Triều Tiên tham gia Olimpic, và sẽ tốt hơn nếu Hàn Quốc nên "hạ giá đặt cược" xuống chứ không nên hy vọng việc xuất hiện các vận động viên Bắc Triều Tiên sẽ đưa lại một cái gì đó lớn hơn. Hơn nữa, không có những điều kiện tiên quyết khách quan có thể thay đổi tình hình hiện tại.
Ngày 13 Tháng Mười Hai, Moon Jae-in có chuyến thăm bốn ngày tới Trung Quốc, nơi ông hy vọng sẽ giành được sự hỗ trợ của Tập Cận Bình. Bắc Kinh như trước đây vẫn duy trì mối quan hệ với giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên và quyết định của ông Tập Cận Bình dự Thế vận hội Olympic có thể có tác dụng kích thích CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, giữa Tập và Kim hiện có mối quan hệ lạnh giá, và Bắc Triều Tiên gần đây đã không thực sự lắng nghe những lời khuyên từ người hàng xóm của mình.
Còn đối với Nga, ngay cả khi vận động viên Nga tham gia Pyeongchang dưới lá cờ trung lập, cơ hội Tổng thống Nga tham gia lễ khai mạc Thế vận hội tất nhiên là nhỏ. Nhưng nếu người Nga, như đã nói, được phép đi dưới lá cờ của mình tại lễ bế mạc của Olympic, thì vẫn còn hy vọng vào khả năng tham dự của Vladimir Putin. Ông có thể giúp giải quyết toàn bộ các vấn đề bán đảo Triều Tiên, rất khó để nói trước. Tuy nhiên những nỗ lực tạo dựng hòa bình, ngay cả yếu ớt, rõ ràng là tốt hơn so với những gì mà tại Washington người ta vẽ vời. Và Hàn Quốc rõ ràng là họ sẽ quyết tâm nắm bắt bất cứ cơ hội nào.