"Đồng thời, kết quả mà Moskva đã đạt được gây quan ngại còn cao hơn nhiều so với các loại vũ khí của NATO", — tác giả Mark Seliger cho biết.
"Ngay từ bây giờ, trong cuộc chiến tranh phi hạt nhân, Liên bang Nga có thể đẩy lùi cuộc tấn công của bất kỳ kẻ thù nào và giành chiến thắng hơn bất kỳ nước láng giềng nào, ngoại trừ Trung Quốc," — chuyên gia về Nga tại Đại học Harvard Dmitry Gorenburg cho biết.
Hơn nữa, đến năm 2027, quân đội Nga — nhìn bề ngoài có vẻ đó là mục tiêu của Moskva — có thể cần tiến hành đồng thời hai cuộc chiến quy mô lớn, các chuyên gia của Quỹ Carnegie nói. Trong nghiên cứu của mình, họ rút ra kết luận rằng ngay sau đó Nga sẽ có thể tiến hành "can thiệp quân sự trên khắp thế giới".
Theo tác giả, đó là lý do tại sao các chuyên gia Carnegie khuyên liên minh Bắc Đại Tây Dương khẩn trương lưu ý đến các "cơ hội Nga mới" và "trở lại thực hành phối hợp chiến tranh", đồng thời sử dụng các lực lượng chiến tranh mạng, trên đất liền, trên không và trên biển. Xét cho cùng, trong suốt 28 năm qua, NATO đã "quên đi" điều cơ bản là chiến đấu như thế nào, các chuyên gia thừa nhận.