Trong hồ sơ có thông tin rằng sau vụ sát hại đại sứ Nga, "các thành viên của cấu trúc Fethullah Gulen, liên lạc với điện thoại di động hung thủ thông qua kết nối VPN, đã xóa các tin nhắn và thư từ trong tài khoản của hắn trên Gmail và Facebook".
Cuộc điều tra cho thấy địa chỉ IP được sử dụng trong hoạt động xóa dữ liệu đã được thuê thông qua công ty VPN Expres nằm ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trao đổi thư từ của văn phòng công tố với công ty này đã không mang lại kết quả tích cực, vì đại diện công ty cho biết rằng hành động của tổ chức không áp dụng với luật pháp Mỹ và châu Âu.
Theo tờ báo này, văn phòng công tố Ankara đã xác định được số seri của máy tính sử dụng để xóa các nội dung trong tài khoản Mevlut Murtagh Alyntash, kẻ giết Đại sứ Nga. Để xác định tên chủ nhân máy tính, các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi yêu cầu bằng văn bản tới Apple. Kết quả là, người ta thấy rằng số seri được tạo ra trong không gian ảo, và trên thực tế không hề có máy tính nào như vậy tồn tại. Văn phòng công tố không nhận được phản ứng tích cực từ phía FBI về việc sao nội dung trong hộp thư điện tử đã xóa của Altyntash.
Theo báo Hurriyet, nỗ lực đầu tiên để bẻ khóa điện thoại di động Altyntas đã không thành công. Tuy nhiên, Văn phòng Công tố và các chuyên gia của Cục phòng chống tội phạm mạng của Văn phòng Công tố Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra mật khẩu e-mail của kẻ sát nhân, ngoài ra đã truy cập được vào tài khoản iCloud điện thoại của Altyntash. Văn phòng công tố đề nghị Apple cung cập mật khẩu điện thoại nhưng công ty từ chối. Sau đó, văn phòng công tố đề nghị Apple giúp đỡ, nhưng họ đòi trả chi phí rất cao cho dịch vụ này, mà không đảm bảo thành công. Kết quả là các cuộc đàm phán với công ty đã kết thúc mà không đưa lại kết quả.
Trong khi đó, cơ quan điều tra đã nghiên cứu kỹ đoạn băng của TRT, kênh truyền hình phát sóng trực tiếp từ địa điểm tổ chức lễ khai mạc triển lãm.