"Hai quốc gia của chúng ta đã gắn bó hợp tác truyền thống trong gần 70 năm qua. Quan hệ hợp tác đã trải qua rất nhiều thử thách một cách xứng đáng, vượt qua những khó khăn của mỗi nước chúng ta, những trở ngại do những thay đổi xảy ra trong đời sống quốc tế, và trở thành mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện thực sự mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc.
Trong hơn ba năm tôi làm việc với tư cách Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga, mối quan hệ giữa hai nước chúng ta có những bước phát triển mới, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt chống Nga. Bất chấp lệnh trừng phạt, nước Nga vẫn tiếp tục phát triển tự tin, gia tăng củng cố uy tín quốc tế của mình. Trong quan hệ với Việt Nam, Nga vẫn là một đối tác tin cậy và kinh qua thử thách. Chúng ta có một mục tiêu chung — để đưa kim ngạch thương mại vào năm 2020 lên mức 10 tỷ USD. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tập trung vào một số dự án đầu tư lớn ở Nga. Ví dụ đặc biệt là việc tập đoàn sữa Việt Nam "ТН True Milk" thành lập tổ hợp chăn nuôi bò sữa tại hai tỉnh Moskva và Kaluga, sản phẩm đầu tiên sẽ sẽ đến tay người dân Nga vào năm 2018 và sẽ không thua kém so với các sản phẩm tốt nhất châu Âu.
Thêm một dự án đầu tư lớn của Việt Nam là xây dựng trung tâm thương mại văn hoá "Hà Nội" ở thủ đô Moskva. Tổ hợp đa chức năng Hà Nội — Moskva trở thành một địa điểm thuận lợi để triển khai văn phòng của các công ty Việt Nam hoạt động tại Nga, để tổ chức nhiều cuộc triển lãm sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm du lịch của các vùng khác nhau của Việt Nam, tổ chức những ngày lễ dân tộc truyền thống của Việt Nam đang ngày càng phổ biến đối với người dân Nga, lễ hội ẩm thực Việt Nam. Những sự kiện mà trung tâm tổ chức thành công, — như Đại sứ nhận xét, — là ví dụ thể hiện sự hợp tác hiệu quả giữa hai thủ đô của hai nước, và chúng tôi hy vọng nó sẽ trở thành ví dụ trong quan hệ giữa ASEAN và Nga.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Đại sứ của CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga đã bày tỏ sự tin tưởng rằng dòng đầu tư của Việt Nam vào Nga sẽ tăng hơn nữa. Chỉ riêng tập đoàn sữa Việt Nam "ТН True Milk" đã có kế hoạch mở rộng hoạt động của mình từ miền Trung nước Nga đến vùng Viễn Đông và Siberia đã sẵn sàng để đầu tư vào Nga khoảng 2,7 tỷ USD — con số đó là nhiều hơn toàn bộ khối lượng tổng đầu tư còn lại của Việt Nam hiện nay tại Nga.
Theo Đại sứ, cả hai nước đều có nhiều việc cần làm để tích cực tăng cường quan hệ thương mại của mình. Phía Việt Nam cần chú ý hơn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang Nga. Còn phía Nga — cải tiến các thủ tục hành chính và thủ tục hải quan, để hàng hoá từ Việt Nam càng sớm càng tốt đến được thị trường Nga.
Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga cho rằng những lĩnh vực truyền thống hợp tác Việt Nam — Nga, ví dụ liên doanh sản xuất dầu và khí đốt ở Việt Nam là những lĩnh vực đặc trưng cho sự phát triển hiệu quả nhất giữa hai nước. Như liên doanh "Vietsovpetro" hoạt động trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam đã đưa đất nước đứng vào vị trí thứ ba ở Đông Nam Á về sản xuất dầu và khí đốt.
Đại sứ dẫn ra một ví dụ khác là công tác đào tạo chuyên gia cho Việt Nam tại Nga với số lượng tăng lên mỗi năm. Ngày nay quy mô của công việc đào tạo không kém những năm thời Liên bang Xô viết còn tồn tại. Trong năm học này, chỉ tính theo diện nhà nước, đã có gần hai nghìn sinh viên Việt Nam có thể nhận được kiến thức giáo dục bậc đại học ở Nga.
Đại sứ cũng ghi nhận sự phát triển tích cực về hợp tác kỹ thuật quân sự Việt-Nga. Theo ông, hiện nay, 70% khối lượng khí tài quân sự của Việt Nam là do Liên Xô và Nga sản xuất.
Một số số liệu bổ sung: có đến ba phần tư số máy bay của không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam được trang bị bằng máy bay của Liên Xô và Nga, đội máy bay trực thăng — gần như hoàn toàn là trực thăng Nga và Liên Xô. Trong năm 2017, Nga đã hoàn thành việc xây dựng hạm đội tàu ngầm của Việt Nam: hết thảy sáu tàu ngầm dự án "Warszawianka" đặt hàng ở Nga đã được chuyển giao cho nước cộng hòa; loại tàu ngầm này không có sản phẩm tương đồng trên thế giới xét về mặt không có tiếng động khi di chuyển dưới nước. Trong biên chế của Hải quân đất nước mới gia nhập thêm tàu hộ vệ tên lửa "Gepard" và tàu tên lửa tấn công nhanh "Molnya" — được đóng ở Nga, cũng như trực tiếp tại Việt Nam theo giấy phép của Nga.
Cũng xuất hiện những hình thức hợp tác mới đầy hứa hẹn, ví dụ như lắp ráp xe tải và xe buýt của Nga tại Việt Nam, thành lập các xí nghiệp liên doanh sản xuất dầu khí không phải ở Việt Nam, mà chính trên lãnh thổ Nga. Cả lĩnh vực văn hoá, khoa học và công nghệ, cũng như nhiều lĩnh vực khác đều phát triển hoàn toàn phù hợp lý tưởng trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, — như nhận xét trong phần kết luận của Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga Nguyễn Thanh Sơn, người đã hoàn thành sứ mệnh ngoại giao của mình tại Nga.