Trong tài liệu này không đề cập trực tiếp đến Thổ Nhĩ Kỳ, bày tỏ sự ủng hộ Saudi Arabia và Ai Cập, còn Iran được nhìn nhận như "đồng lõa của chủ nghĩa khủng bố", chiến lược nêu tên mối đe dọa chính là các tổ chức khủng bố thánh chiến, chỉ ra Nga và Trung Quốc là các lực lượng cạnh tranh chính của Mỹ. Sputnik đã phỏng vấn một số chính trị gia và chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ về tài liệu vừa được ông Trump công bố và những ảnh hưởng có thể trong khu vực.
"Nếu nhìn vào các tuyên bố của ông Trump về chiến lược được trình bày, chúng ta sẽ thấy nổi cộm trên hết sự nhạy cảm của Mỹ trong vấn đề Iran. Tất nhiên, sẽ là tự lừa dối nếu nói đằng sau những bố như vậy không có bất kỳ hành động nào. Mỹ hướng tới các quốc gia có chủ quyền, nhưng mặt khác chúng ta thừa biết về sự hợp tác của họ với một số băng nhóm trên lãnh thổ Syria và các khu vực khác đang hoạt động đe dọa trực tiếp chủ quyền của các nước này. Hiện rõ sự mâu thuẫn trong quan điểm của Mỹ. Hơn nữa, tài liệu còn thể hiện nỗ lực của Mỹ nhìn nhận các quá trình chính trị toàn cầu bằng lăng kính logic thời Chiến tranh Lạnh, không đặt lên hàng đầu các công cụ ngoại giao mà phải là ảnh hưởng quân sự," — ông Yilmaz nói.
Ông Hassan Bitmez, Phó chủ tịch đảng phi quốc hội truyền thống "Saadet" đã chỉ ra rằng nội dung của tài liệu không đề cập đến Thổ Nhĩ Kỳ như một đối tác chiến lược của Hoa Kỳ:
"Trong tài liệu được công bố vắng bóng sự đề cập trực tiếp về quan hệ đối tác chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ mà chính quyền Mỹ đã ủng hộ từ năm 2002, tức là từ khi Đảng Công lý và Phát triển lên nắm quyền. Trong tài liệu này, chúng ta thấy rằng Iran là kẻ thù số một của Hoa Kỳ. Đồng thời, chiến lược nhấn mạnh về sự hiện diện trong khu vực các nhóm khủng bố, nhưng nghịch lý ở chỗ chính Hoa Kỳ là nguồn tiếp tay thúc đẩy hoạt động của cái gọi là các tổ chức khủng bố thánh chiến này. Hoa Kỳ đang duy trì sự hiện diện của các tổ chức khủng bố và cực đoan hoạt động trong khu vực. Sự mâu thuẫn, tính hai mặt này làm chúng tôi không khỏi quan ngại về những kế hoạch đối ngoại tiếp theo của Mỹ, về việc sử dụng những con bài mới trong khu vực cũng như khả năng tiến hành các hoạt động quân sự," — Bitmez nói.
"Nói chung, tài liệu chỉ ra rằng Hoa Kỳ đang trở nên cô độc với ý nghĩa toàn cầu. Đây là một điểm rất quan trọng. Hoa Kỳ ngày nay không còn là quốc gia điều chỉnh trật tự thế giới, không còn giữ những vị trí trọng tài hàng đầu trong các xung đột khu vực. Trump gọi Mỹ là một cường quốc hùng mạnh đồng thời cạnh tranh với các cường quốc khác. Có thể nói rằng bằng tài liệu này ông Trump đã gián tiếp thừa nhận sự chuyển đổi sang thế giới đa cực. Tôi tin rằng trong chính sách Trung Đông Mỹ sẽ dần có những bước lùi, ví dụ, sắp tới họ có thể giảm bớt sự hiện diện quân sự. Một thực tế cũng quan trọng là trong tài liệu Thổ Nhĩ Kỳ không được chọn như một mục tiêu để chỉ trích. Tất cả điều này là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang bận tìm kiếm vị trí của mình trong thế giới đa cực," — ông Soner kết luận.