Việt Nam khó "nhảy cóc" để làm quốc gia khởi nghiệp

© Ảnh : Đức Chính/BSRChuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tham gia diễn đàn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của VUSTA.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tham gia diễn đàn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của VUSTA. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các con số kinh tế đều cho thấy, Việt Nam còn ở quá xa mốc bắt đầu để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Tham gia diễn đàn khoa học "Đổi mới, sáng tạo và quốc gia khởi nghiệp để đất nước phát triển: Từ nhận thức đến hành động", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã đưa ra các con số kinh tế cho thấy, Việt Nam còn ở quá xa mốc bắt đầu để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Song muốn cả quốc gia làm điều đó thì đây là nhiệm vụ "bất khả thi".

Bà Chi Lan cho rằng, chúng ta là một đất nước đang chuyển sang giai đoạn mới của phát triển kinh tế.

Việt Nam vừa tạm thời hoàn tất giai đoạn đầu tiên là nền kinh tế dựa trên yếu tố đầu vào và đang trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế dựa trên yếu tố đầu tư.

Nếu nhìn vào những nhân tố của giai đoạn đầu thì nó đòi hỏi yếu tố đầu vào với chi phí thấp.

Việt Nam có sự ổn định chính trị, nhưng luật pháp và kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, nguồn nhân lực có cải thiện nhưng vẫn là chất lượng thấp, chưa qua đào tạo. Cơ sở hạ tầng là cơ bản tương đối nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm bởi đây là một trong 3 đột phá chiến lược mà Việt Nam đang cần kíp.

Chi phí tuân thủ các quy định và thủ tục  vẫn còn là một trong những chi phí cao nhất của doanh nghiệp.

Năng suất của Việt Nam hiện vừa thấp vừa sụt giảm về tốc độ tăng trưởng những năm gần đây. Và hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực tạo ra tương thích chương trình quốc gia khởi nghiệp bằng quy định về động lực để khuyến khích tăng năng suất.

Việt Nam thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế một cách phân tác, không theo kiểu tái cơ cấu từ nông nghiệp đến công nghiệp để hình thành các ngành hàng, kết nối chúng với nhau để thành các chuỗi giá trị.

Đây là những điểm yếu, là vật cản để đưa Việt Nam có thể đặt mục tiêu đi xa hơn.

"Chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện giai đoạn 1 trước khi muốn chuyển sang giai đoạn 2 là nền kinh tế dựa trên hiệu quả đầu tư: quan trọng nhất là năng suất" — bà Chi Lan nói.

Nhưng trong điều kiện như hiện nay, với sự phát triển của công nghệ cho phép Việt Nam vừa chuyển sang giai đoạn 2 vừa có thể tiến tới trên một số lĩnh vực thì đã muốn nhảy sang giai đoạn 3: nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo.

"Chúng ta muốn cả nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo thì chưa có được đâu. Nếu giai đoạn 2 chưa hoàn tất thì rất khó có được giai đoạn 3 được" — bà Chi Lan nhận định.

Trên thế giới hiện nay, mới chỉ có một số nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mới dám coi mình đang bước vào giai đoạn 3 như Mỹ một số nước châu Âu. Các nước thuộc hàng thứ 2, 3 về sáng tạo như Thụy Điển, Hà Lan… cũng không tự gọi mình là quốc gia khởi nghiệp dù họ có dựa trên đổi mới khoa học sáng tạo thực sự.

DN Việt Nam khó vươn tới đổi mới sáng tạo vì đâu?

Đổi mới sáng tạo phải có giá trị độc đáo, dựa trên kỹ năng bậc cao của người lao động nói chung trong trình độ chung của tổng thể, dựa trên nền tảng cơ sở KH-CN.

Các cơ sở khoa học công nghệ này cũng phải phát triển rất mạnh, dựa trên các quy định về động lực đổi mới sáng tạo đã có sẵn để tất cả mọi người hoạt động được. Trên tinh thần đổi mới sáng tạo phải nâng cấp các bộ ngành để các bộ ngành tham gia vào bậc cao của chuỗi giá trị chứ không tham gia vào cái đáy của chuỗi giá trị như Việt Nam đang làm hiện nay.

"Do đó, chúng ta đừng mang tinh thần như cả nước làm khởi nghiệp, tạo phong trào cả nước làm khởi nghiệp bởi giai đoạn cho điều đó còn rất xa" — bà Chi Lan nhận định.

"Tinh thần chung thì rất đáng hoan nghênh và nên rút ngắn thời gian, không chờ đến 2058 nhưng nếu đã tự coi mình đang làm quốc gia khởi nghiệp thì còn quá sớm".

Ở góc độ kinh tế, Thu nhập Trung bình đầu người của VN chỉ hơn 2.000 USD/người. Chúng ta còn mới chỉ đặt mục tiêu đến 2035 là đạt được  mức trung bình cao chứ chưa phải là thu nhập cao.

OECD cho rằng 2058 thì VN mới trở thành nước thu nhập cao. Có lẽ lúc đó, dựa trên trình độ phát triển công nghiệp ở thời điểm đó mới có thể tự coi mình là quốc gia khởi nghiệp.

Trong khi đó, các quốc gia lựa chọn khởi nghiệp ở những mức thu nhập rất cao.

Những nhân tố cơ bản cho nền kinh tế vẫn còn xếp hạng 75 trên toàn cầu; điểm trung bình là 4,5/7 điểm, tức là mới trên mức trung bình một chút.

Những nhân tố thúc đẩy hiệu quả cho giai đoạn 2 có khá hơn, đứng thứ 62 mức điểm 4,2/5,5 điểm.

Đặc biệt, xếp hạng theo những nhân tố sáng tạo của VN đứng số 84 trên thế giới, điểm 3,5 đúng mức trung bình. Con số mới nhất cho thấy trong năm nay chúng ta đã tăng xếp hạng lên 2 bậc nhưng mức điểm thì sụt chỉ 3,3 điểm.

"Nếu một nền kinh tế được đánh giá về mức độ sáng tạo cũng ở mức dưới trung bình như thế này thì chúng ta sẽ rất khó khăn để làm đổi mới sáng tạo" — bà Chi Lan nhận định.

Thậm chí, xếp hạng doanh nghiệp sáng tạo ở Việt Nam còn đứng thứ 100 trên thế giới về độ sáng tạo thì chúng ta không có gì để làm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cả.

Bà Chi Lan lý giải, DN Việt bị xếp hạng thấp như vậy là bởi khi đăng ký kinh doanh thường xuyên lựa chọn kinh doanh đa ngành. Đâu đâu cũng thấy một chuỗi: Sản xuất, kinh doanh, đầu tư… Không có một điểm chính cho chúng ta nổi bật lên được. Đa số DN Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, bán buôn, bán lẻ chiếm đa số.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала