Vào tháng 11 năm 2017 Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo (ICBM) "Hwasong-15" và chứng minh rằng vũ khí chiến lược của đất nước đang tiến triển. Trong khi đó đáp trả lại những lần phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên, Mỹ đã đưa ra nhiều tuyên bố mâu thuẫn, Nhật Bản có thái độ dứt khoát hơn đối với mối đe dọa từ Bình Nhưỡng, thậm chí đến mức có thể can thiệp quân sự, còn Hàn Quốc có vẻ như rất bối rối… Lập trường của các quốc gia đã thay đổi như thế nào trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên? Đường lối nào được chọn để vượt qua khủng hoảng trong khu vực vào năm 2017? "Sputnik" tổng kết lại các sự kiện trong năm 2017.
Trong khi đó, Giám đốc khoa học của Viện Chính sách không gian Ivan Moiseev trong cuộc phỏng vấn của "Sputnik" không đánh giá quá cao vị thế của lực lượng hạt nhân Bắc Triều Tiên:
"Về tiềm năng hạt nhân, tôi nghĩ họ vẫn chưa đạt đến trình độ chung về việc thiết lập lực lượng vũ trang hạt nhân. Họ có vẻ khoe khoang phóng đại thành công của bản thân hơn thực lực họ có. Để có thể đạt được sức mạnh thực tế một cách tương đối, họ cần thêm 10 năm nữa".
Ngoài ra, tại Nhật Bản đã diễn ra các cuộc diễn tập đổ bộ thủy quân lục chiến từ các tàu đổ bộ của Mỹ lên bờ biển và tiến quân vào địa hình rừng núi. Điều này có thể cho thấy quân đội Nhật Bản cũng đã sẵn sàng tham gia vào hoạt động quân sự chống lại CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản đã bổ sung kinh phí cho việc phát triển phòng thủ tên lửa cho đến hết năm tài chính hiện tại.
"Tình hình phát triển quân sự với CHDCND Triều Tiên không gây bất ngờ cho chúng tôi".
Tăng cường áp lực trừng phạt lên CHDCND Triều Tiên và công việc chuẩn bị các hoạt động quân sự đã đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao xuống hàng thứ yếu vào năm 2017. Đồng thời, mỗi bên đều nói rằng họ thực hiện điều này chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Và tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tillerson về sự sẵn sàng cho các cuộc hội đàm với Triều Tiên nói chung đã làm cho giới chuyên gia và công chúng trên thế giới trở nên bối rối. Chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên thuộc Phân viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga Konstantin Asmolov trong khi đàm luận với "Sputnik" về vấn đề này đã bày tỏ ý kiến cho rằng chính Hoa Kỳ cũng đang rất lúng túng:
"Có một cảm giác rằng Mỹ bắt đầu sử dụng chiến lược Cây gậy và củ cà rốt, trong khi đã thử nhiều phương pháp khác nhau trong một tình huống rất rối rắm".
Rất muốn tin rằng tất cả các bên tham gia xung đột đều nhận ra rằng cuộc chiến giữa các nước sở hữu vũ khí hạt nhân có thể làm tổn hại đến các nước láng giềng, là lựa chọn tồi tệ nhất, trong cuộc chiến đó có lẽ sẽ không có người thắng cuộc. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy chiến tranh có thể bị kích động bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả những sự việc ngẫu nhiên. Trong một tình huống mà các đối thủ đã đạt đến mức độ sẵn sàng chiến đấu tối đa, nguy cơ khởi đầu giao tranh thực sự lớn hơn bao giờ hết.