Việt Nam tăng GDP nhưng năng suất lao động thấp hơn Lào

© Depositphotos.com / XuanhuonghoTP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM
TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng sản phẩm quốc nội năm 2017 ước tính tăng 6,81%, cao nhất trong 5 năm qua, nhưng mỗi lao động chỉ tạo ra 93,2 triệu đồng, bằng 87,4% so với Lào.

Vận chuyển quất đón Tết tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
World Bank dự báo "lạc quan" cho GDP Việt Nam
Ông Nguyễn Bích Lâm, tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đã thông tin như vậy tại buổi họp báo về tình hình kinh tế — xã hội năm 2017 do cơ quan này tổ chức chiều ngày 27-12.

Theo đó, tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, Tổng cục Thống kê đánh giá tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu 6,7%, ước đạt 6,81%, cao nhất trong 5 năm qua.

Lý giải về mức tăng khá cao của GDP năm 2017, Tổng cục Thống kê cho biết sự phục hồi đáng kể của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Bên cạnh đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng có mức tăng ấn tượng, cùng với dịch vụ và sản xuất kinh doanh, đóng góp cho tăng trưởng. 

Chẳng hạn, năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký gần 1,3 triệu tỉ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và 45,4% về số vốn đăng ký.

© Ảnh : N.AN/ Tuổi TrẻTổng cục Thống kê thông tin mức tăng GDP năm 2017 vượt mục tiêu đề ra với 6,81%
Tổng cục Thống kê thông tin mức tăng GDP năm 2017 vượt mục tiêu đề ra với 6,81% - Sputnik Việt Nam
Tổng cục Thống kê thông tin mức tăng GDP năm 2017 vượt mục tiêu đề ra với 6,81%

Năm 2017 cũng có đến 26.488 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2017 lên 153.300 doanh nghiệp. 

TS. Võ Trí Thành - Sputnik Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018: Thận trọng
Tuy nhiên, số lao động tạm ngừng hoạt động trong năm 2017 là 60.553 doanh nghiệp, giảm 0,2%.

Tổng mức đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2017 ước đạt 1.667 nghìn tỉ đồng, tăng 12,1% và bằng 33% GDP, trong đó đáng chú ý là đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đạt 676.300 tỉ đồng, chiếm 40,5%. 

Riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng kỷ lục khi vốn đăng ký đạt 21,3 tỉ USD và vốn giải ngân đạt 17,5 tỉ USD.

Một con số đáng chú ý khác là kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lần đầu tiên đạt con số kỷ lục khi vượt mốc 400 tỉ USD, có 5 tháng liên tiếp đạt trên 19 tỉ USD. 

Tính chung cả năm 2017, Việt Nam đã xuất siêu 2,7 tỉ USD, trong đó khối FDI xuất siêu 28,8 tỉ USD còn doanh nghiệp nội địa nhập siêu 26,1 tỉ USD.

Dù nhiều chỉ số kinh tế tích cực nhưng theo cơ quan thống kê, năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn khá thấp so với nhiều nước trong khu vực.

Theo đó, năng suất lao động toàn nền kinh tế ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động, tăng 6% so với năm 2016.

Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore, 17,6% của Malaysia và 36,5% của Thái Lan.

Mỗi lao động của Việt Nam chỉ có năng suất bằng 42,3% của Indonesia 56,7% của Philippines và đặc biệt là chỉ bằng 87,4% năng suất lao động của Lào. 

Điều đáng lo hơn cả là chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng.

Tổng cục Thống kê cho rằng năng suất lao động rất thấp, chênh lệch giữa Việt Nam các nước tiếp tục gia tăng là một trong những thách thức cho Việt Nam, có nguy cơ tụt hậu nếu không có chính sách để vượt thách thức, tránh bẫy thu nhập trung bình.

Do đó, để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2018, Tổng cục Thống kê khuyến nghị các giải pháp về cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh tốt, nâng cao năng suất trong bối cạnh hội nhập và cách mạng công nghệ 4.0…

CPI tăng 3,53%, đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát

Lễ khai mạc Kỳ họp mùa thu của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: "Số liệu tăng trưởng kinh tế vài năm gần đây rất lạ"
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12-2017 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 2,6% so với tháng 12 năm trước và CPI bình quân năm 2017 so với năm 2016 tăng 3,53%, mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đạt được.

Nguyên nhân tăng CPI, theo Tổng cục Thống kê, do điều chỉnh giá dịch vụ y tế tăng tại 45 tỉnh, thành làm CPI năm 2017 tăng 1,24%.

Việc điều chỉnh tăng học phí làm chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,29% so với tháng 12-2016, làm CPI tăng 0,41%….

Các mặt hàng tiêu dùng trên thị trường tăng giá như nhóm đồ uống, thuốc lá, quần áo may sẵn, giá gas, giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, các mặt hàng thiết yếu khác…

Tuy nhiên, một số nhóm kiềm chế lạm phát như nhóm thực phẩm giảm 2,6%, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, điều hành chính sách tiền tệ được thực hiện có hiệu quả…

Nguồn: Tuổi Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала