Theo ông, phương châm "không thể sống trong một xã hội mà tách rời khỏi nó" có ý nghĩa trực tiếp đối với người Việt ở Nga. Cùng với nhân dân Nga, họ cũng vấp phải những khó khăn do giá dầu sụt giảm, vì các biện pháp trừng phạt của phương Tây và giảm thu nhập.
"Tuy nhiên, phàn nàn vì khó khăn không phải là bản tính của người Việt Nam, cũng như người dân Nga,- ông Đỗ Xuân Hoàng nhấn mạnh. — Nhân dân chúng tôi không chỉ một lần phải đối mặt với những điều kiện khó khăn, sống trong cảnh cấm vận, nhưng chúng tôi luôn chiến thắng. Tôi chắc chắn rằng điều đó sẽ xảy ra lần này. Đối với người Việt trên đất Nga, họ đang phấn đấu hòa nhập càng nhiều càng tốt vào xã hội Nga, tuân thủ pháp luật của nước sở tại và đóng góp xứng đáng hơn cho sự phát triển của nền kinh tế, khoa học và văn hoá Nga".
Hiện giờ ở Nga báo chí tiếng Việt trở nên ít hơn. Trong những năm cuối thập kỷ 90 và những năm đầu thập kỷ 20 có hàng chục báo và tạp chí. Lý do không phải là khó khăn về tài chính trong việc phát hành, mà còn là sự chuyển đổi của độc giả sang mạng Internet. Trong số đó, cả trên trang web "Sputnik Vietnam", nơi có thể theo dõi tin tức cập nhật và bình luận về các sự kiện ở Việt Nam, Nga và thế giới trong suốt 24 giờ đồng hồ.
Đỗ Xuân Hoàng không chỉ là một nhà hoạt động cộng đồng, mà còn là một doanh nhân thành đạt — ông là Chủ tịch HĐQT của công ty Mareven Food làm việc tại Nga. Ông lưu ý đến xu thế tăng trưởng của nền kinh tế Nga và đương nhiên là tình hình hiện tại và triển vọng về mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa Nga và Việt Nam.
"Hiện tại mức độ quan hệ này là thấp, — doanh nhân Việt Nam ghi nhận. — Nhưng sẽ chỉ cần ít thời gian nữa để doanh thu thương mại giữa hai nước của chúng ta theo kế hoạch cho năm đến năm 2020 tăng lên tới mức 10 tỷ đô la. Chỉ là đối tác lâu năm là không đủ, cần phải là đối tác cùng có lợi. Điều này đã đạt được trong lĩnh vực năng lượng, khai thác dầu mỏ, hợp tác kỹ thuật quân sự. Tiếp đến là các lĩnh vực như nông sản, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng — ở đây các công ty tư nhân của hai nước chúng ta đóng vai trò quan trọng có tầm quyết định. Mối liên hệ tiếp xúc giữa các công ty của hai nước từ lâu vẫn còn trong tình trạng trì trệ, và chỉ trong năm 2017 mới chuyển sang bình diện công việc cụ thể".
Tập đoàn TH True Milk đang chứng tỏ mình là một ví dụ tuyệt vời về cách tiếp cận này, doanh nghiệp đã xây dựng các nhà máy sữa ở Moskva và Kaluga, và đang chuẩn bị bắt đầu làm việc tại Siberia và Viễn Đông của Nga. Trong vòng mười năm, Tập đoàn dự định đầu tư vào Nga 2,7 tỷ đô la — đó là con số gần bằng toàn bộ tổng số vốn đầu tư của Việt Nam tại Nga.
Có thể làm việc thành công tại nước Nga hiện nay, ông Đỗ Xuân Hoàng khẳng định và tập trung chú ý đến thực tế: mức thuế ở Nga là một trong những mức thấp nhất tại các nước phát triển.