Tân chủ tịch PVN và áp lực vượt 'khủng hoảng ngành dầu khí'

© Ảnh : VnTime Media/YoutubeTrần Sỹ Thanh
Trần Sỹ Thanh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Giai đoạn khủng hoảng ngành dầu khí" - đó là cụm từ mà tân Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh đã nêu ngay tại ngày đầu tiên ngồi ghế nóng, ngày 3/1.

Trao đổi với Zing, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển Lưu Bích Hồ nhấn mạnh vai trò quan trọng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia PVN không chỉ là chỗ dựa lớn của nền kinh tế mà còn đóng vai trò lính xung kích trong an ninh — quốc phòng và bảo vệ chủ quyền quốc gia. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định Chủ tich HĐTV cho ông Trần Sỹ Thanh - Sputnik Việt Nam
Tân Chủ tịch PVN nói gì ngày đầu nhận 'ghế nóng'?
Áp lực với người đứng đầu tập đoàn này, vì thế, sẽ rất nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh ngổn ngang của PVN hiện nay. 

"Khng hong ngành du khí"

Ông Hồ Sĩ Thoảng, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nay là PVN, cũng nói với Zing rằng những khó khăn ở PVN vẫn hiện hữu, những vấn đề xảy ra ở tập đoàn này rất là đau lòng. 

Trong khi đó, PGS.TS Ngô Trí Long chỉ rõ khó khăn lớn nhất của PVN là đang trong tình trạng bất ổn vì những sai phạm của các cựu lãnh đạo. 

Hiện tại, điểm thuận lợi duy nhất của tập đoàn là giá dầu đang ổn định và có xu hướng tăng lên. Điều này phần nào giúp cho doanh nghiệp không lún sâu vào khủng hoảng. Tuy nhiên, những khó khăn tài chính của tập đoàn vẫn còn rất lớn, với 5 dự án nghìn tỷ đắp chiếu, hàng loạt công ty con thua lỗ…

Hơn nữa, tình hình của tập đoàn vẫn đang trong quá trình khủng hoảng và xử lý chưa dứt điểm làm phân tán tư tưởng rất nhiều. Vụ án liên quan đến các lãnh đạo cũ vẫn trong quá trình tố tụng nên về mặt tâm lý cần có một thời gian dài và đòi hỏi nỗ lực rất lớn để ổn định.

Ông Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Những sai phạm thiệt hại nghìn tỉ liên quan đến các đối tượng ở PVN
Ông Long hy vọng thời điểm này lãnh đạo mới của tập đoàn sẽ duy trì được sự phát triển và hơn hết là đủ bản lĩnh để vượt qua áp lực từ những lùm xùm trước đây.

Ông cũng lưu ý để PVN vượt qua giai đoạn khó khăn này cần sự hỗ trợ rất nhiều từ các cơ quan ban ngành liên quan chứ nỗ lực riêng của tập đoàn là chưa đủ. Việc Thủ tướng có gặp gỡ và giao nhiệm vụ trực tiếp với tân Chủ tịch HĐTV PVN là động lực lớn để doanh nghiệp ổn định lại tổ chức trong bối cảnh hiện tại.

Cùng góc nhìn này, TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh việc các cấp ngành chung tay tạo một môi trường tốt hơn, để dẹp những sân sau sân trước, những nhũng nhiễu… 

"Nhìn vào bức tranh ngành dầu khí và tập đoàn với những đại dự án thua lỗ, với loạt cựu cán bộ cao cấp vướng vòng lao lý, chúng ta có buồn, có đau xót, nhưng lúc này cái cần ở PVN không phải là chê trách mà là tinh thần: ngã rồi, đứng dậy, đi tiếp", ông Lưu Bích Hồ nói. 

Dẫn lại lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ trao quyết định cho ông Thanh ngày 3/1, rằng "lửa thử vàng, gian nan thử sức", ông Hồ kỳ vọng đội ngũ lãnh đạo mới sẽ có được sự thay đổi, khởi sắc mới, để con tàu dầu khí tiếp tục đi tới, phát triển được, đóng góp tốt hơn.

Ông Hồ Sĩ Thoảng thì nói "PVN vẫn phải tiến lên, con thuyền vẫn phải ra khơi, mọi người chung sức chung lòng mà tiến lên… PVN có chủ tịch về thì tình thế sẽ thuận lợi hơn nữa".

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Vai trò của ông Đinh La Thăng trong vụ PVN mất 800 tỷ
7 nhiệm vụ mà Thủ tướng giao cho tân chủ tịch PVN, theo đánh giá từ nguyên chủ tịch tập đoàn, đều là những nhiệm vụ quan trọng. Những nhiệm vụ như điều hành, triển khai các dự án… dù khó khăn nhưng đều là nhiệm vụ gắn với hoạt động của cả tập đoàn. Theo ông, khó khăn nhất trong số những nhiệm vụ này là xử lý vấn đề ở những dự án thua lỗ kéo dài.

Thách thức từ 'kinh nghiệm số 0 về dầu khí'

TS Lưu Bích Hồ tin việc lựa chọn người đứng đầu PVN lúc này đã được tính kỹ, để cáng đáng được công việc và gánh nặng của tập đoàn quan trọng hàng đầu quốc gia này. 

Trao đổi với Zing ông Hồ Sĩ Thoảng cho biết việc bổ nhiệm ông Trần Sỹ Thanh về PVN là điều tốt trong bối cảnh doanh nghiệp này "trống ghế" chủ tịch 9 tháng nay.

"Theo như lời Thủ tướng nói thì ông Thanh có rất nhiều kinh nghiệm, lại kinh qua nhiều trọng trách quan trọng rồi, đặc biệt với vai trò Uỷ viên Trung ương Đảng thì cũng có uy tín nhất định, trên ủng hộ, dưới ủng hộ, theo tôi là sẽ tốt", người từng ngồi "ghế nóng" tại PVN, bày tỏ quan điểm. 

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng và việc dàn xếp nhằm trốn tránh trách nhiệm để xảy ra sai phạm tại PVN
Còn TS Ngô Trí Long cho rằng với ông Trần Sỹ Thanh, nhiệm vụ lần này là một thách thức lớn đòi hỏi ông phải vượt qua nhiều áp lực để lèo lái con thuyền đang chòng chành này. 

"Điểm mạnh của lãnh đạo mới của tập đoàn là người am hiểu và có chuyên môn cao về tài chính nên việc bước đầu cũng dễ hình dung ra tình hình thực tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc am hiểu tài chính chỉ phổ quát được các con số còn chuyện hiểu rõ ngành dầu khí đòi hỏi một quá trình dài", TS Long nói.

Ngay trong ngày đầu ngồi ghế nóng Chủ tịch PVN, ông Trần Sỹ Thanh cũng đã thẳng thắn: "Tôi có thời gian được Đảng, Nhà nước quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng qua một số môi trường. Tuy nhiên, riêng môi trường về dầu khí này thì kinh nghiệm bằng 0, thông tin chưa có gì. Quả thực là khó khăn, thách thức rất lớn với cá nhân".

Ý thức rõ những thách thức phải đối mặt, vị tân Chủ tịch PVN ngày đầu nhận nhiệm vụ cũng cam kết "sẽ đứng cùng, làm cùng, chung tay sát cánh với ban lãnh đạo tập đoàn", và mong "sự hợp tác chặt chẽ, chân thành" của các cộng sự, sự ủng hộ, dõi theo của tập thể cán bộ công nhân viên, và sự tháo gỡ của đảng, Chính phủ và các cơ quan chức năng…. 

"Chúng ta cùng chung vai, chung sức, hướng tâm để hoàn thành ước nguyện của Đảng, Chính phủ để ngành dầu khí trở lại vị thế đắc lực", ông Thanh nói.

 

Theo Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала