Những cuộc đào tẩu chấn động của những "ông trùm" Việt Nam

© REUTERS / Bui Thanh Hieu (Nguoi Buon Gio)Trịnh Xuân Thanh
Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vũ “nhôm”, Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng, Giang Kim Đạt khi “đánh hơi” được việc mình sắp bị truy nã liền tìm cách trốn ra nước ngoài. Dù đã ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, song “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát".

Vũ "nhôm"

Chiều ngày 4/1/2018, Bộ Công an đã ra thông báo chính thức về việc Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") bị trục xuất khỏi Singapore và được Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an tiếp nhận bắt giữ.

Mối liên hệ giữa đại gia Vũ 'nhôm' và ông Nguyễn Xuân Anh - Sputnik Việt Nam
Video Vũ 'nhôm' bị bắt về Việt Nam và bình luận từ phía Giám đốc Công an Đà Nẵng

Phan Văn Anh Vũ, sinh năm 1975, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng, là một đại gia bất động sản, sở hữu nhiều công ty như: Công ty TNHH I.V.C; Công ty cổ phần 79; Công ty cổ phần Bắc Nam 79 và góp vốn vào một số công ty khác tại Đà Nẵng và TP HCM.

Ngày 21/12/2017, cơ quan chức năng đã tiến hành khám xét nhà ông Phan Văn Anh Vũ tại Đà Nẵng. Thời điểm khám xét nhà, ông Vũ "nhôm" không có mặt và không ai biết tung tích ông này ở đâu. Một ngày sau, ông Vũ bị Cơ quan An ninh điều tra — Bộ Công an phát lệnh truy nã về tội "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" theo điều 263, Bộ luật Hình sự.

Trịnh Xuân Thanh

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Trịnh Xuân Thanh: Hành trình từ xe Lexus biển giả đến vành móng ngựa
Ngày 16/9/2016, Bộ Công an đã phát thông báo truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế bị can Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966, trú tại khu đô thị Ciputra, quận Tây Hồ, TP Hà Nội), nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang bị khởi tố về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 163 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại  PVC và các đơn vị thành viên, gây thất thoát, thua lỗ hơn 3.298 tỷ đồng (giai đoạn 2011- 2013).

Đồng thời Trịnh Xuân Thanh bị điều tra về vụ án "Tham ô tài sản" do Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội công bố tại phiên tòa phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Dự án Thanh Hà — Cienco 5 Land.

Ngày 31/7/2017, sau 1 năm lẩn trốn tại Đức, Trịnh Xuân Thanh đã đến Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an để đầu thú.

Ngày 8/1/2018, vụ án của Trịnh Xuân Thanh sẽ được đưa ra xét xử.

Giang Kim Đạt

Giang Kim Đạt (bìa trái) cùng các bị cáo nghe tòa tuyên án - Sputnik Việt Nam
“Đại án” kinh tế ở Vinashinelines: Y án tử hình với Giang Kim Đạt và Trần Văn Liêm
Giang Kim Đạt sinh năm 1977, quê quán huyện Thái Thụy, tỷnh Thái Bình, nguyên Quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Vinashinlines, là đối tượng chính trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản; Chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Che giấu tội phạm" xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines).

Vụ án này được Cơ quan An ninh điều tra — Bộ Công an khởi tố ngày 23/8/2010. Trước khi khởi tố vụ án, Giang Kim Đạt đã bỏ trốn ra nước ngoài. Ngay sau đó, Cơ quan An ninh điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt. Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với Interpol và cơ quan thực thi pháp luật các nước liên quan để truy bắt nhưng chưa có kết quả.

Sau gần 5 năm lẩn trốn, ngày 07/7/2015, Cơ quan An ninh điều tra — Bộ Công an đã phối hợp với các lực lượng có liên quan bắt được Giang Kim Đạt. Cơ quan chức năng xác định, trong thời gian trốn truy nã, anh ta đã sử dụng hộ chiếu mang tên người khác để đi lại giữa Campuchia và Singapore. Liên quan tấm hộ chiếu này, Bộ Công an đã khởi tố để điều tra vụ án làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Ngày 22/2/2017, TAND Hà Nội tuyên phạt Giang Kim Đạt mức án tử hình về tội Tham ô tài sản.

Dương Chí Dũng

Các dự án đầu tư của công ty mẹ và các công ty con của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang có dấu hiệu kém hiệu quả, thua lỗ - Sputnik Việt Nam
Vinalines và các công ty con thua lỗ
Trong quá trình mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, ngày 17/5/2012, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông Dương Chí Dũng không có mặt tại nhà.

Ngày 18/5/2012, Bộ Công an ra quyết định truy nã đặc biệt đối với bị can Dương Chí Dũng. Hơn 4 tháng sau đó (ngày 5/9/2012), Công an Việt Nam phối hợp với lực lượng cảnh sát Hoàng gia Campuchia bắt giữ được Dương Chí Dũng đang lẩn trốn tại Phnom Penh, sau khi ông này bỏ trốn sang Mỹ nhưng không thành.

Ngày 14/10/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra — Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Tham ô", "Cố ý làm trái…" xảy ra tại Vinalines và chuyển toàn bộ hồ sơ sang Viện KSNDTC đề nghị truy tố Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc cùng 8 đồng phạm khác về hai hành vi nêu trên.

Ngày 1/11/2013, Viện KSNDTC đã ra cáo trạng số 16/VKSTC-V1B truy tố Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và 8 đồng phạm khác về hai tội danh "Tham ô" và "Cố ý làm trái…". Cáo buộc của Viện KSNDTC khẳng định Dương Chí Dũng và các đồng phạm đã cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 400 tỷ đồng trong việc mua ụ nổi quá date 83M để tham ô 1,666 triệu USD. 

Ngày 12/12/2013, TAND TP Hà Nội đưa vụ án  Dương Chí Dũng và đồng phạm ra xét xử. Tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, cựu Chủ tịch Vinalines đều bị tuyên án tử hình và nộp 110 tỷ đồng.

Ngoài các đối tượng trên, hiện nay Bộ Công an vẫn đang truy nã Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc PVTEX. Vũ Đình Duy đã trốn đi nước ngoài chữa bệnh từ tháng 10/2016.

Nguồn: Nhà Đầu Tư

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала