Cán bộ không còn đủ uy tín thì nên cho thôi chức
Trước đó, phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 12/12, ông Lê Chí Bảy (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) cho rằng, Trung ương cần có hướng xử lý nghiêm minh hơn đối với vi phạm của ông Huỳnh Đức Thơ — Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Cử tri Bảy cho rằng, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì sai phạm của ông Huỳnh Đức Thơ là rất nặng.
Theo luật thì sai phạm như vậy phải hạ hậc, hạ mức lương… nhưng vừa qua Chính phủ mới chỉ kỷ luật mức cảnh cáo.
Xử lý ông Thơ như vậy thì khi cán bộ công chức cấp dưới vi phạm sẽ xử lý ra sao cho công bằng?.
"Theo tôi, không cho ông Thơ làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nữa", cử tri Lê Chí Bảy nói. (1)
Cách đây không lâu, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có các vi phạm khuyết điểm:
Chưa chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền thành phố thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định…
Có thể hiểu tâm trạng của cư tri Bảy và có thể đó cũng là suy nghĩ của nhiều cử tri khác khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra hình thức kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền đối với ông Thơ.
Cũng nên thông cảm cho sự bức xúc của cử tri Bảy, bởi tại một thành phố được mệnh danh là "đáng sống" như Đà Nẵng khó có thể chấp nhận một cán bộ quản lý có nhiều vi phạm nghiêm trọng đến vậy.
Cùng chung quan điểm với một số cử tri Đà Nẵng, ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ I (Ủy ban kiểm tra Trung ương) cho rằng, hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền chưa tương xứng/phù hợp với những vi phạm của ông Thơ và những bê bối của Đà Nẵng thời gian qua.
"Ủy ban kiểm tra kết luận ông này có những vi phạm và đề nghị kỷ luật cảnh cáo Đảng là phù hợp. Tuy nhiên, Thực chất hình thức cảnh cáo về mặt chính quyền đối với ông Thơ chưa phù hợp với thực tế và chưa tương xứng với vi phạm của ông ấy. Nếu muốn làm thêm (làm sáng tỏ trách nhiệm hơn nữa — PV), thì anh phải có tình tiết mới", ông Sửu nêu quan điểm.
Nguyên Vụ trưởng Vụ I (Ủy ban kiểm tra Trung ương) cũng cho biết, cá nhân ông dành sự quan tâm nhiều hơn tới vụ khởi tố, truy nã, bắt ông Phan Văn Anh Vũ.
"Ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt sẽ còn nhiều chuyện xảy ra và việc ông Vũ thao túng nhiều dự án bất động sản ở Đà Nẵng chắc chắn có trách nhiệm của lãnh đạo thành phố đương nhiệm".
Trong khi đó, Luật sư Phan Xuân Xiểm cho rằng, nếu cán bộ không còn đủ uy tín làm việc thì tốt nhất cho thôi chức.
"Không nhất thiết cán bộ bị cảnh cáo về mặt Đảng thì chính quyền cũng phải xử lý tương đương. Nhưng khi cán bộ không còn đủ uy tín nữa thì nên cho thôi chức. Việc này phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể, nhưng tinh thần là phải xử lý nghiêm cán bộ vi phạm", Luật sư Xiểm nêu quan điểm.
Cán bộ đâu chỉ có tài, còn phải có uy tín
Đồng thời việc cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo sẽ ảnh hưởng tới uy tín của người đó trong chỉ đạo điều hành.
Tuy nhiên, theo Luật sư Thuận, việc kỷ luật cán bộ phải căn cứ vào tính chất nội dung vi phạm dẫn đến hậu quả. Còn hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Thơ có thể hiểu là nhắc nhở cán bộ này.
Phải xem những vi phạm và hình thức kỷ luật đó có liên quan tới phẩm chất cán bộ không?
Liệu ông ấy có nhận hối lộ không?
Ông ấy có tài sản bất minh không? Người ta có kỷ luật ông ấy về vấn đề này hay không?
Nếu cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo mà liên quan tới tham ô, tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của nhà nước thì chắc chẳng ai để ông ấy ngồi đó", Luật sư Trần Quốc Thuận cho hay.
Tài liệu tham khảo:
(1) https://news.zing.vn/video-cu-tri-da-nang-noi-muc-ky-luat-ong-huynh-duc-tho-chua-xac-dang-post803437.html
https://vtc.vn/cu-tri-de-nghi-ong-huynh-duc-tho-thoi-lam-chu-tich-da-nang-bi-thu-truong-quang-nghia-noi-gi-d368869.html
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Tuong-Thuoc-Chu-tich-Da-Nang-co-nhieu-tai-san-the-post175071.gd
Theo: GDVN