Liệu giấc mơ Năm Mới của các lãnh đạo Triều Tiên có thành hiện thực?

© REUTERS / KCNAKim Jong-un
Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong nền văn hóa của nhiều dân tộc, mỗi lễ hội Năm Mới đều là dịp gửi gắm những nguyện vọng sâu xa nhất, ước mong thực hiện những điều quan trọng nhất, - đó là nhận xét của quan sát viên Piotr Tsvetov từ Sputnik.

«Dreams come true» — «Giấc mơ trở thành hiện thực», — như người Mỹ thường nói.

Арка Воссоединения в Пхеньяне, КНДР - Sputnik Việt Nam
Bắc Triều Tiên chấp nhận đề nghị đàm phán với Hàn Quốc
Trong thông điệp Năm Mới, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi nối lại cuộc đàm phán với Hàn Quốc. Ông Kim cũng ủng hộ việc đưa các vận động viên của nước ông sang dự Thế vận hội Olympic Mùa đông, sẽ được tổ chức vào tháng Hai tại thành phố Pyeongchang thuộc đất nước miền Nam. Seoul đã phúc  đáp lời ông Kim Jong-un và ngay vào ngày 3 tháng 1 đã diễn ra cuộc tiếp xúc thứ nhất trên đường dây nóng giữa hai miền Triều Tiên, vốn đã bị gián đoạn  suốt gần hai năm. Trong cuộc nói chuyện điện thoại này, lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2015, hai bên nhất trí tiến hành  cuộc đàm phán cấp cao liên Triều vào ngày 09 tháng 1 năm 2018. Đã quyết định rằng dẫn đầu các phái đoàn sẽ là Bộ trưởng chuyên trách về thống nhất hai Nhà nước.

Có thể xem như một bước đi nhất định nữa nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là quyết định của Washington và Seoul — hai nước sẽ không tiến hành tập trận chung trong thời gian Thế vận hội Mùa đông ở Pyeongchang. Tổng thống Donald Trump đã hứa với Tổng thống Hàn Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ cử phái đoàn đại biểu đến dự khán Thế vận hội, mà gồm cả các thành viên gia đình Tổng thống Mỹ. Thông tin này rất quan trọng bởi mới chỉ cách đây một tháng ở Mỹ còn bàn thảo  câu hỏi, liệu người Mỹ có nên từ chối tham gia Thế vận hội Olympic ở Hàn Quốc hay chăng, vì dường như có mối nguy tiềm ẩn từ phía Bình Nhưỡng.

Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Ý kiến: Hoa Kỳ sẽ không để cho Triều Tiên và Hàn Quốc thỏa thuận với nhau

Như vậy, đã xuất hiện niềm hy vọng rằng Năm Mới sẽ mang đến món quà quý, nếu chưa phải là cho toàn thế giới thì chí ít cũng là cho bán đảo Triều Tiên: xoa dịu căng thẳng một cách đáng kể. Mong đợi này liệu được đền đáp đến đâu?

Có thể phần nào vững tin mà cho rằng Thế vận hội Olympic ở Pyeongchang sẽ diễn ra trôi chảy và trong bầu không khí yên bình. Chính quyền Hàn Quốc đang làm mọi điều có thể để Đại hội Thể thao tầm cỡ thế giới này đạt thành công. Đội tuyển Mỹ chắc chắn sẽ tham gia Thế vận hội, vì bây giờ họ có nhiều cơ may  chiếm vị trí nhất đồng đội sau khi đối thủ cạnh tranh sừng sỏ nhất là đội tuyển Olympic Nga đã bị loại khỏi cuộc chơi.  Chắc là các VĐV Bắc Triều Tiên sẽ sang Hàn Quốc để thi đấu. Và theo tinh thần truyền thống của Thế vận hội Olympic, không một bên nào tham gia xung đột trên bán đảo Triều Tiên sẽ giương vũ khí ra vào quãng thời gian đại hội thể thao này. Đây là triển vọng đáng mừng nhất của năm 2018 vừa mới bắt đầu.

Thế nhưng vẫn còn quá sớm để ước ao rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên sẽ thay đổi tận gốc. Chính quyền Nhà Trắng cho đến hôm nay vẫn nêu phi hạt nhân hóa như một đòi hỏi cơ bản với Bình Nhưỡng, tức là buộc Bắc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí tên lửa-hạt nhân. Mà Bình Nhưỡng thì dù sao chăng nữa cũng sẽ không tuân theo điều đó, bất kể những hứa hẹn ngọt ngào của Hoa Kỳ.

Kim Jong Un - Sputnik Việt Nam
Ông Kim Jong-un kêu gọi tạo điều kiện cải thiện quan hệ với miền Nam
Người Triều Tiên và không chỉ riêng họ còn nhớ rõ số phận cay đắng của Iraq và Libya, khi nhà cầm quyền hai nước này tin lời phương Tây và từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng rồi vẫn không cứu được mạng sống của Saddam Hussein và Muammar Gaddafi. Ngoài vũ khí hạt nhân thì ban lãnh đạo CHDCND Triều Tiên không có thứ bảo đảm nào khác cho an ninh của đất nước. Điều đó có nghĩa là cả trong tương lai gần Hoa Kỳ vẫn cứ giao tiếp với CHDCND Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong-un bằng ngôn từ hăm  dọa, lại cũng do đó kích động quân sự hóa toàn bộ cuộc sống của xã hội Bắc Triều Tiên. Cũng không có gì chắc rằng nối lại đối thoại liên Triều sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình thống nhất hai nước Triều Tiên. Chính giới ở Seoul và Bình Nhưỡng đều luôn nói lên nguyện vọng đoàn tụ nhưng đồng thời đề xuất những sơ đồ hoàn toàn khác nhau cho viễn cảnh thống nhất. Ông Kim Jong-un kêu gọi lãng quên những oán hận trong quá khứ, tuy vậy có vẻ cả hai bên chưa sẵn sàng tiến tới những nhân nhượng nghiêm túc, mặc dù quả thực đa phần người Triều Tiên đều hứng chịu khổ đau, cảm thấy họ là một dân tộc bị chia cắt phân ly. Mà cả Hoa Kỳ hẳn cũng vẫn nhúng tay can thiệp vào quá trình thống nhất hai miền Triều Tiên. Do đó, chủ đề thống nhất chưa được giải quyết vẫn sẽ là một trong những cội nguồn phát sinh xung đột trên bán đảo này.

May chăng thì các cuộc thương lượng của đại diện hai miền Triều Tiên dù sao cũng sẽ mang lại hệ quả tích cực nào đó. Rất muốn hy vọng rằng trạng thái xoa dịu giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn được kéo dài, cả sau Thế vận hội Mùa đông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала