Trong cuộc nói chuyện với người dẫn chương trình "60 Minutes" Lesley Stahl, bà Simonyan đã nói về mục tiêu hoạt động của kênh RT, cho biết kênh RT đã ủng hộ ai trong cuộc vận động bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ và tại sao thái độ của bà đối với Hoa Kỳ đã xấu đi.
Quy chế đại lý truyền thông nước ngoài
Theo nhà báo Stahl, cuộc nói chuyện với tổng biên tập Simonyan đã diễn ra vào thời điểm khi Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu kênh truyền hình RT đăng ký như một đại lý nước ngoài, vì vậy vào đầu cuộc nói chuyện bà Simonyan đã thu hút sự chú ý đến việc Nga có thể "phản ứng đáp trả tương xứng".
"Liệu chúng tôi nên đóng cửa tất cả các phương tiện truyền thông Mỹ ở Nga chỉ vì tất cả chúng đều chống lại chống Putin, trên thực tế chiến dịch tuyên truyền chống lại Putin không dừng lại dù chỉ một ngày. Phải chăng nên đóng cửa tất cả các phương tiện truyền thông Mỹ? Các bạn có đồng ý không? <…> Các hành vi của họ (các nhà chức trách Mỹ Ed.) bôi nhọ uy tín của chúng tôi. Liệu chúng tôi nên thực hiện những hành vi tương tự đối với tất cả các kênh truyền hình của Mỹ ở Nga?— bà Simonyan nêu câu hỏi với nữ nhà báo Mỹ.
Bà chỉ ra rằng, không phải tất cả các phương tiện truyền thông Mỹ đều được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất, do đó có thể nói rằng, Hoa Kỳ áp dụng chế độ kiểm duyệt:
"Điều gì đã xảy ra với các nguyên tắc của Mỹ?— bà Simonyan hỏi nữ nhà bạo Mỹ — Trước đây các bạn luôn nói rằng sự tồn tại của những quan điểm khác nhau là rất tốt".
Trước đây, Tổng Biên tập của RT và Sputnik đã lưu ý rằng, quy chế đại lý nước ngoài là một kiểu vết ô nhục. Theo bà, không nhà báo nào có thể cảm thấy bình tĩnh và thoải mái nếu làm việc cho một phương tiện truyền thông được chính thức công nhận là đại lý nước ngoài. Đồng thời, nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài không lọt vào danh sách của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Trong số đó có BBC của Anh, CCTV của Trung Quốc, kênh truyền hình Pháp France 24, đài phát thanh Đức Deutsche Welle. Trong danh sách này còn có kênh truyền hình NHK của Nhật Bản và hai tờ báo Trung Quốc China Daily và Xinmin Evening News.
Báo cáo của các cơ quan đặc nhiệm
"Sự can thiệp của Nga" vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ là một trong những chủ đề chính trong cuộc đối thoại. Leslie Stahl nhận định rằng, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ coi đây là một thực tế đã được chứng minh.
"Và bạn tin vào dữ liệu của họ… Cũng như bạn đã từng tin rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Bạn tin cậy vào họ, phải không? Xin hãy tiếp tục tin tưởng rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ. Sau 5 năm nữa bạn sẽ biết rằng, không có sự can thiệp nào", — bà Simonyan trả lời.
Bà thừa nhận rằng, những đại diện của báo chí Nga có thể nói lên ý kiến trên Twitter hoặc Facebook: giữa hai ứng viên, họ thích ai lên làm tổng thống mới của Mỹ, nhưng, bà lưu ý rằng, không có gì là bất hợp pháp trong điều này.
"Các phương tiện truyền thông Mỹ cũng làm như vậy. Chúng tôi đã thấy rằng, báo chí Anh đã ủng hộ Hillary, và không ai tỏ ý bất bình với điều đó. Các phương tiện truyền thông của Pháp cũng đã ủng hộ bà Clinton — và không ai lên tiếng phản đối. Nhưng, khi phương tiện truyền thông Nga dường như hỗ trợ Trump thì ngay lập tức bắt đầu chuyện điên rồ", — bà Simonyan nói.
Tổng Biên tập lưu ý rằng, kênh RT đã không vận động ủng hộ Donald Trump. Vấn đề chính của kênh truyền hình Nga là khác với các phương tiện truyền thông khác, RT không ủng hộ bà Clinton.
"Tôi đã muốn để một ứng viên có thái độ tốt hơn đối với Nga giành phần thắng trong cuộc bầu cử, — bà Simonyan cho biết. — Tôi không chắc chắn liệu về nguyên tắc tình hình như vậy có thể xảy ra".
Vào đầu năm 2017, cơ quan tình báo Mỹ đã công bố bản báo cáo nói về những nỗ lực của Nga gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống. Tài liệu này không dẫn ra những bằng chứng cụ thể xác nhận quan điểm của cộng đồng tình báo, và kết luận cuối cùng của các chuyên gia chỉ dựa trên những bằng chứng gián tiếp.
Điện Kremlin đã gọi những cáo buộc về "sự can thiệp" là hoàn toàn bịa đặt, không có căn cứ.
Chiến tranh thông tin
Một chủ đề quan trọng khác trong cuộc phỏng vấn này là "chiến tranh thông tin" với phương Tây, mà theo nhà báo Stahl, kênh RT đang thực hiện.
"Cá nhân tôi không tiến hành bất kỳ chiến tranh. Tôi có hai đứa con, tôi là nhà báo. Đến nay tôi đã có 18 năm trong nghề báo…", — bà Simonyan giải thích.
Tổng biên tập đã lưu ý đến thực tế rằng, tất cả các nước đều sử dụng những phương pháp tương tự khi phản ánh các sự kiện trên thế giới. Ví dụ, đáp trả lời cáo buộc của nữ nhà báo Stahl dường như RT thường nói về mặt tiêu cực khi phản ánh các sự kiện tại Hoa Kỳ, bà Simonyan nói rằng, Mỹ cũng sử dụng các công cụ tương tự.
"Hãy truy cập vào bất kỳ trang web của giới truyền thông Mỹ do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ: Bạn sẽ thấy cái gì? Nền dân chủ Nga là một cái gì đó xấu xa, hơn nữa — toàn bộ nước Nga là một quốc gia xấu xa, chính phủ Nga là cực kỳ tham nhũng, và những người dân Nga cũng có tính xấu", — bà nói.
"Chỉ trong một lúc các bạn đã mất hết tất cả"
Bà Margarita Simonyan không chỉ một lần nói rằng, bà đã rất thích sống ở Hoa Kỳ, đặc biệt trong thời gian học tập tại Bristol, New Hampshire. Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn của Leslie Stahl, bà nhận xét rằng, cùng với thời gian thái độ của bà đã thay đổi.
"Điều đó đã xảy ra không chỉ với tôi, mà có thể nói, đã xảy ra với đại đa số người Nga. Gần như với tất cả mọi người. Điều đó đã xảy ra vào năm 1999, khi các bạn bắt đầu ném bom xuống Nam Tư, — bà Simonyan giải thích. — Chúng tôi coi đó là một hành động bất hợp pháp không thể chấp nhận được bởi vì không có ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc thực hiện các vụ không kích. Đối với chúng tôi đó là một cú sốc".
Theo bà, trong những năm 1990, người Nga đã yêu thích nước Mỹ:
"Chúng tôi đã làm tất cả những gì các bạn nói với chúng tôi, và chúng tôi muốn làm nhiều hơn nữa cho các bạn". Hầu như toàn thể nhân dân Nga đã nói: "Chúng tôi có thể làm nhiều hơn nữa để làm hài lòng các bạn! Chúng tôi muốn giống với các bạn. Chúng tôi yêu thích các bạn". "Rồi vào năm 1999 — một cú sốc, các bạn ném bom xuống Nam Tư, và tất cả đã kết thúc — chỉ trong một lúc các bạn đã mất hết tất cả, thật đáng tiếc", — bà Simonyan nhớ lại.