"Là bạn của Việt Nam": Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hứa hẹn gì cho Hà Nội?

© REUTERS / Pool/Alex BrandonChuyến thăm Việt Nam cuối cùng của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Chuyến thăm Việt Nam cuối cùng của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
John Kerry là một người bạn của Việt Nam. Trong lần trở lại Việt Nam đầu năm nay, ông không còn mang trên vai trọng trách Ngoại trưởng Mỹ. Ông đến để thúc đẩy việc sản xuất thêm nhiều năng lượng sạch.

Ông John Kerry đã có bài phát biểu danh dự trong phiên thảo luận chuyên đề: Năng lượng xanh cho phát triển kinh tế bền vững, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 diễn ra sáng nay (11/1).

Chuyến thăm Việt Nam cuối cùng của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - Sputnik Việt Nam
Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sang Việt Nam bàn về kinh tế

20 phút diễn thuyết, ông John Kerry nhiều lần nhấn mạnh năng lượng tái tạo, năng lượng xanh không chỉ là tương lai của khu vực mà còn là tương lai của toàn bộ hành tinh. Ông bảo "không có cách nào khác cho vấn đề này".

Nhớ lại những năm 1992, ông John cho biết vấn đề năng lượng sạch đã được nhắc đến nhưng ở khía cạnh "tự nguyện". Tự nguyện nghĩa là không có sự ràng buộc nào dẫn đến việc người ta dần tìm cách thoát ra, quay về những thứ đã quá quen thuộc như than đá, dầu mỏ…

Tuy nhiên, 20 năm sau, khoa học với sự tiến bộ đặc biệt đã chứng minh và dần thuyết phục được các nước đi đến sự đồng thuận về năng lượng sạch. Bởi lẽ quá trình dài của than đá, dầu mỏ khiến cho hành tinh dần biến đổi theo hướng xấu và năng lượng sạch cũng đang trong tiến trình rẻ đi đáng kể.

© Ảnh : Hoàn Như - Nguyễn Quý/CafeFCựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - Sputnik Việt Nam
Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

"Chúng ta đã đặt sinh mạng của mình trong những rủi ro", ông John nói.

Nhiều tập đoàn lớn muốn làm đối tác chiến lược của BSR - Sputnik Việt Nam
Mỹ tính toán gì khi muốn mua 49% CP lọc dầu Bình Sơn của Việt Nam?
Hàng trăm nghìn người trên thế giới, dưới tác động của biến đổi khí hậu, đã trở nên nghèo đói, buộc phải di cư. Sự thật đấy đã diễn ra trong nhiều năm. Không còn cách nào khác, các nước buộc phải có trách nhiệm thay đổi, tìm giải pháp chống lại sự thay đổi của thiên nhiên. Chính bởi vậy, nhiều quốc gia đang dần dịch chuyển cơ cấu sử dụng năng lượng, thay thế dần than đá — thứ năng lượng được xem là bẩn nhất, gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất.

Sự thay đổi này cũng nên được diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, theo ông John. Đấy cũng là lý do ông chọn nói về năng lượng sạch tại Diễn đàn kinh tế lần này.

Nói thêm với báo chí, ông cho biết Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đang đứng trước cơ hội lớn để có bầu không khí trong lành hơn, nguồn nước sạch hơn, cũng như kiến tạo hệ thống năng lượng mới hoàn toàn bền vững.Đó là tựa bài phát biểu của ông John Kerry tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam, phiên thảo luận về năng lượng, sẽ diễn ra vào chiều ngày 11/1.

Sự lựa chọn này được ông giải thích là bởi Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đang đứng trước cơ hội lớn để có bầu không khí trong lành hơn, nguồn nước sạch hơn, cũng như kiến tạo hệ thống năng lượng mới hoàn toàn bền vững.

"Tôi muốn thấy Việt Nam đi đầu trong phong trào này", ông John Kerry nói. Ông tỏ ra thấu hiểu nỗi lo lắng của người Việt trước chất lượng không khí. Đặc biệt khi tại Hà Nội, trong năm 2017, đã có 139 ngày ô nhiễm không khí vượt quá mức tiêu chuẩn toàn cầu cho phép.

Với sự quan tâm thật sự của người dân và lãnh đạo Việt Nam, ông John Kerry nói rằng Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để thực hiện năng lượng sạch như gió, mặt trời… và nếu biết kết hợp các loại hình này với nhau, chi phí sẽ giảm đi đáng kể.

Dù vậy, Việt Nam trong ngắn hạn cũng khó lòng chuyển dịch được từ loại hình năng lượng cũ sang mới. Bởi lẽ quy hoạch trong nước đang có quá nhiều dự án nhiệt điện sử dụng than đá, nguồn than chủ yếu từ Trung Quốc.

Điều này trên thực tế là nghịch lý vì Trung Quốc đang dần thoát ly với các loại nhiêu liệu hóa thạch, trong đó nhiều nhất là than đá. Thay vào đó, họ sử dụng các loại năng lượng sạch như điện mặt trời, điện gió.Cựu Ngoại trưởng Mỹ cho rằng người dân Việt Nam cần có những nguồn năng lượng sạch và nhấn mạnh việc những loại hình năng lượng này đều có giá thành rẻ hơn than đá truyền thống.

"Nếu bạn tính tất cả các chi phí phải trả khi sử dụng nhiệt điện chạy than, từ chất lượng không khí tới ô nhiễm nguồn nước hay ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đó sẽ là một cái giá không hề rẻ. Chính vì thế, mọi người đều hiểu rõ việc chuyển sang dùng năng lượng sạch quan trọng như thế nào để nắm bắt những cơ hội tăng trưởng kinh tế", ông nói.

Rosneft - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tiếp tục đối thoại với Gazprom và Rosneft về cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên bài toán năng lượng sạch, với chi phí tốn kém, dường như đã được đặt lên bàn cân tính toán nhiều lần. Dù vậy, ông John Kerry lại tự tin khẳng định đấy không phải khó khăn mà là cơ hội. 

Chìa khoá của cơ hội chính là công nghệ. Việc phát triển nhanh, mạnh mẽ của công nghệ đã giúp giảm giá thành sản phẩm. Ví dụ, chi phí sản xuất pin mặt trời đến nay đã giảm được khoảng 75% và tỷ lệ này ở điện gió là 40%. 

"Chính vì thế, ngày hôm nay, điện gió và điện mặt trời đã hoàn toàn cạnh tranh hơn so với than đá", ông John Kerry nói.

Trong khi đó, nếu nhìn cái giá phải trả cho việc sử dụng than đá, người ta không khỏi giật mình. Là con số 23.000 người Việt chết mỗi năm vì các loại bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí như John Kerry nói thẳng. 

Chính bởi vậy, nhiệt điện than, tưởng rẻ nhưng thực ra không rẻ nếu không muốn nói là đắt hơn nhiều so với năng lượng sạch khi tính toán hết các tác động. 

Trên thực tế, ở nhiều quốc gia khác, giá điện từ năng lượng sạch đang rẻ hơn rất nhiều so với điện được sản xuất bằng than đá. Ví dụ như Mỹ, trong năm 2017, đã có 75% lượng điện được cung cấp mới có nguồn gốc từ năng lượng sạch trong khi đó, lượng điện mới từ than đá chỉ là 0,2%.

"Chúng tôi có kế hoạch và sẽ thảo luận với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Công thương về vấn đề này", ông John Kerry nhấn mạnh mục đích của chuyến đi lần này đến Việt Nam.

Những kế hoạch phát triển đã được ông chuẩn bị rất kỹ để trình bày với những người lãnh đạo đất nước hình chữ S. Điều này nhằm đảm bảo việc giúp đỡ Việt Nam có môi trường sạch trong phạm vi chi phí thấp nhất. 

Thiết bị sản xuất tại công ty Nga Silovye mashiny dành cho nhà máy Long Phú-1 - Sputnik Việt Nam
Vì sao miền Nam Việt Nam cần thêm nhà máy nhiệt điện?
Cụ thể hơn, ông John Kerry ví von: "Ngày nay, Trung Quốc đang giúp các bạn xây dựng các nhà máy nhiệt điện với công nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ giúp xây dựng các nhà máy điện mặt trời và điện gió bằng chính những công nhân Việt Nam".

"Các bạn có thể góp mặt từng ngày trong toàn dự án và việc làm, năng lượng sạch sẽ là của người Việt Nam", ông nhấn mạnh. Con số việc làm ước tính có thể tạo ra trong lĩnh vực này, theo John Kerry là 500.000.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ đánh giá Việt Nam đang có một vị trí đặc biệt thuận lợi để phát triển năng lượng sạch hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Hiện tại, Việt Nam đang có 45% điện năng từ thủy điện trong khi chỉ sử dụng khoảng 35% trong đó cho nhu cầu trong nước.

Do vậy, phần năng lượng dư thừa có thể được dùng để thay thế cho điện than hoặc gas.

"Một nhà máy nhiệt điện than cần 6 năm để xây dựng, trong khi điện mặt trời chỉ cần 1 năm để triển khai", ông nói và cho rằng Việt Nam cần cân nhắc bài toán kinh tế toàn diện.

Câu chuyện thay đổi, chuyển dịch năng lượng của Việt Nam là không hề dễ dàng, nếu nhìn vào những gì đang diễn ra, tuy nhiên, ông John Kerry, với sự thấu hiểu đất nước hình chữ S, tỏ ra lạc quan khi nhấn mạnh: "Có chí thì nên".

© Ảnh : CafeFHợp tác năng lượng Việt Nam và Mỹ
Hợp tác năng lượng Việt Nam và Mỹ - Sputnik Việt Nam
Hợp tác năng lượng Việt Nam và Mỹ

Theo: CafeF

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала