Nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, ông Jeffrey Ratke cho rằng việc sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hợp lý là điều quan trọng hơn nhiều.
Theo ông Ratke, kể từ năm 2013, Nga đã tiến hành một số cuộc tập trận lớn, thể hiện khả năng nhanh chóng dời quân tới biên giới của NATO và EU. Trong trường hợp cần ngăn chặn sự xâm lăng của Nga, các thành viên liên minh triển khai cái gọi là lực lượng yểm hộ ở các nước Baltic và Ba Lan, cũng như vùng Biển Đen. Nhưng lực lượng này quá nhỏ và sẽ không hiệu quả, nếu NATO không thể nhanh chóng chuyển viện trợ lớn cho khu vực. Theo Ratke, đây là nhược điểm chính trong chiến lược của NATO.
Cựu chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Châu Âu, Trung tá Ben Hodges thường xuyên nêu vấn đề về nhu cầu triển khai "đội quân Schengen" trên lãnh thổ châu Âu, tác giả nhắc lại.
"Tập trung vào tính cơ động và triển khai nhanh chóng, chứ không chỉ nhu cầu mua sắm vũ khí, NATO sẽ có thể tăng cường phòng thủ tập thể", chuyên gia Ratke kết luận.