Làn sóng phẫn nộ quốc tế trước lời tuyên bố của nhà lãnh đạo một quốc gia quyền lực nhất thế giới đã đến với LHQ, nơi Tổng thống Hoa Kỳ bị cáo buộc là một kẻ phân biệt chủng tộc. Và cáo buộc này có cơ sở.
"Việc Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố như vậy là một điều rất đáng tiếc. Lời tuyên bố này lăng mạ và xúc phạm những người gốc Tây Ban Nha đã đóng góp đáng kể vào lịch sử, nền kinh tế và văn hoá của Hoa Kỳ. Trong nhiều thập kỷ, chúng tôi đã củng cố sức mạnh của đất nước này ", — chuyên gia phân tích chính trị Gilda Batista, người Honduras, đã nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Tuy nhiên, bà Gilda Batista nói tiếp, Donald Trump đã nói lên những gì mà các vị tổng thống tiền nhiệm nghĩ thầm — coi Mỹ Latinh là "sân sau của họ". Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ không bao giờ đối xử với những người sống trong khu vực như với những người "anh em".
"Cần phải tách khỏi Mỹ," — bà Gilda Batista nhấn mạnh. Theo bà, bước đi đầu tiên có thể là việc khai trừ Washington ra khỏi các tổ chức khu vực, ví dụ như Tổ chức các quốc gia châu Mỹ.
Cần lưu ý rằng, ông Trump không chỉ nói lên những ý tưởng phân biệt chủng tộc mà còn thực hiện hay không thực hiện một số bước đi cụ thể trái với những truyền thống tồn tại trong khu vực. Ví dụ, Mỹ đã bỏ các nước trong vùng biển Caribbean trong cơn hoạn nạn khi siêu bão Irma quét qua khu vực trong năm qua.
"Còn chúng tôi không hề "phản bội" chính bản thân mình. Theo truyền thống lịch sử, mỗi khi cơn bão tấn công nước Mỹ, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp hỗ trợ. Như các bạn đã biết, chúng tôi luôn gửi các bác sĩ Cuba tới nhiều khu vực, không chỉ ở châu Mỹ Latinh mà khắp thế giới, trong các tình huống thiên tai quy mô lớn "- ông Manuel Yepe nhắc nhở.
Luật sư Alberto Vargas, người Venezuela, đồng ý với quan điểm của ông Fernando Martinez. Theo ông, các "cuộc đảo chính mềm" xảy ra ở Mỹ La tinh trong những năm gần đây là nguyên nhân chính gây ra làn sóng di cư người Mỹ Latinh ồ ạt đổ tới Hoa Kỳ.