Gần đây các nhà khoa học trên thế giới đã tích cực theo dõi các thiên thạch gần trái đất và tiến hành một cuộc "điều tra dân số" vũ trụ, để cố gắng tìm hiểu mức độ nguy hiểm thiên thạch gây ra cho nhân loại đến đâu.
Theo Jorge Zuluaga từ Đại học Antioquia ở Medellin (Colombia), khoảng cách gần giữa hai địa điểm rơi thiên thạch Tunguska và Chelyabinsk (2.300 km) buộc ông phải suy nghĩ về những khu vực nào trên bề mặt trái đất dễ bị nguy hiểm nhất.
Zuluaga và đồng nghiệp của ông Mario Sucerquia đã tạo ra trên máy tính một mô hình đặc biệt của Hệ mặt trời, trong đó các "tia sáng" đóng vai trò thiên thạch, di chuyển từ Trái Đất hướng tới khu vực tập trung các cụm thiên thạch, chứ không phải ngược lại.
Do đó họ tính được xác xuất rơi xuống đất của các thiên thạch có kích thước như ở Tunguska hoặc Chelyabinsk, và xác định được các khu vực nguy hiểm và an toàn nhất trên bề mặt của Trái đất.
And here is the companion annual map… https://t.co/ak8nychr6m pic.twitter.com/PUS0xfPfmm
— Jorge Zuluaga (@zuluagajorge) 18 января 2018 г.
Nói chung, an toàn nhất trước các thảm họa như vậy sẽ là các vùng gần xích đạo và nhiệt đới — Đông Nam Á, Trung Phi và Nam Mỹ. Dễ bị thiên thạch rơi xuống là các khu vực vĩ độ cao và vùng ôn đới ở châu Âu, Nga và Canada. Mặt khác, các địa điểm "nguy hiểm do thiên thạch " có sự liên tục thay đổi theo thời gian, do đó mỗi khu vực của hành tinh về nguyên tắc đều có thể trở thành nạn nhân của thiên thạch từ vũ trụ.