Ủy ban Châu Âu (EC) đề xuất sửa đổi chỉ thị về khí đốt của EU vào đầu tháng 11 năm ngoái. Các sửa đổi dự định phát triển dự kiến khả năng phổ biến quy định luật pháp về năng lượng của châu Âu đối với các đường ống dẫn khí từ các nước thứ ba đến châu Âu. Đặc biệt, các quan chức có thể có quyền yêu cầu tách chức năng của nhà cung cấp và quá cảnh hoặc cho phép bên thứ ba tiếp cận đường ống. Trước hết, những sửa đổi này sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng đường ống dẫn khí "Dòng chảy Bắc-2".
Hơn nữa, hoàn toàn không cần sửa đổi bổ sung. Pháp luật châu Âu áp dụng đầy đủ cho các công ty và cơ sở hạ tầng, trong đó các đường ống dẫn khí đốt từ biển được nối vào lãnh thổ EU. Trong trường hợp này, mức độ phát triển pháp lý của các thay đổi được đề xuất gây ra nghi ngờ nghiêm trọng đối với Đức. Những sửa đổi này "không thể áp dụng được từ quan điểm luật pháp châu Âu, cũng như từ quan điểm của luật pháp quốc tế", bản kết luận ý kiến của Đức cho biết.
Phó Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Alexei Grivach trả lới phỏng vấn với Sputnik đã bày tỏ ý kiến cho biết Đức bảo vệ dự án là do lợi ích riêng của mình.
"Nước Đức trước hết bảo vệ quyền lợi riêng của mình. Bởi vì dự án "Dòng chảy Bắc-2" được xây dựng trên thực tế là tăng sự an toàn năng lượng của Đức trong khoảng thời gian trung và dài hạn. Và không chỉ cho Đức mà còn toàn bộ Liên minh châu Âu. Ngoài ra dự án tạo ra các cơ sở bổ sung, đầu tư phát triển hạ tầng đã có sẵn trên thị trường châu Âu, tăng tính linh hoạt của nó và nói chung là đóng góp vào sự phát triển của thị trường khí đốt EU", — ông Alexei Grivach nói.
"Bởi vì sức mạnh toàn cảnh của các bên là không rõ ràng, nhiều quốc gia không tham gia vào tranh cãi. Nghiêng về phía Ủy ban châu Âu là các nước như Ba Lan hay Litva, chính trị hóa dự án này và phản đối việc tăng cường quan hệ EU-Nga hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Với Đức, trái lại, là một công cụ quan trọng cho sự phát triển cũng như đối với toàn thể EU. Và tất nhiên người Đức có khả năng kéo về phía mình những nước khác, những người hiểu rằng khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào là động lực quan trọng, an ninh năng lượng và sự phát triển kinh tế của EU", chuyên gia cho biết.
Dự án "Dòng chảy Bắc-2" trị giá 9,5 tỷ euro, bao gồm việc xây dựng hai tuyến đường ống từ bờ biển Nga qua Biển Baltic đến Đức. Đường ống mới này dự kiến sẽ được xây dựng bên cạnh hệ thống "Dòng chảy Bắc" đang hoạt động. Tổng công suất 55 tỷ mét khối khí / năm.