Trên lãnh thổ CHDC Đức trước đây và Đông Âu, tượng Lenin đã bị phá hủy hoặc lưu giữ trong các nhà kho, vì vậy sự kiện này ở Leipzig là trái với xu hướng chung tại đây.
Một trong những di tích độc đáo nhất của Lenin ở nước CHDC Đức (cũ) đã có lịch sử gần nửa thế kỷ. Trong 22 năm, tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch độ cao 2 mét, chiều rộng 1,15 mét và nặng hơn hai tấn nằm ở thị trấn Bischofswerda (vùng Saxony). Từ năm 1992, nó được phủ bằng tấm bạt, kéo dài sự tồn tại trong nhà kho vật liệu xây dựng thành phố.
Ban đầu tác phẩm điêu khắc đã được tặng cho Hội đồng thị trấn Bischofswerda vào năm 1970 nhân một trăm năm ngày sinh nhà lãnh đạo cuộc cách mạng Nga. Cho đến khi quân đội Liên Xô rút quân, bức tượng đứng trên quảng trường chính trước Nhà Văn hoá.
Tượng đài được tạo ra bởi nhà điêu khắc Manfred Wagner từ Schmolln (vùng Thuringia). Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Wagner nhớ lại:
"Tại đó từng có một khu cây xanh, ngọn đồi nhỏ và quảng trường, nơi diễn ra mọi sự kiện công cộng. Đã có quyết định làm tăng giá trị của toàn bộ quần thể. Chúng tôi không muốn sao chép những bức tượng đã có, Lenin thường được tạc dưới hình ảnh một nhà hùng biện hoặc cái gì đó tương tự. Cần phải dựng một cái gì đó phù hợp với cảnh quan khu vực này, để có một ấn tượng tốt".
Và xuất hiện một bức tượng Lenin thân thiện với những nét đặc trưng. Nhà lãnh đạo cầm một cuốn sách trong tay và nhìn vào khoảng xa xăm.
Sự ra đời lần nữa của Lenin ở Leipzig
Đề xuất phục hồi lại tượng đài đã bị tháo dỡ hơn hai mươi năm trước vào năm 2013 do chính trị gia Đảng CDU Andreas Erler, lúc đó là thị trưởng của Bischofswerda đưa ra. Tuy nhiên, trong chính thành phố, đề xuất này đã bị đa số phẫn nộ bác bỏ.
Tuy nhiên đề nghị này đã được "Diễn đàn lịch sử đương đại" ở Leipzig, viện bảo tàng, những người liên quan đến CHDC Đức và việc thống nhất của nước Đức quan tâm đến. Năm ngoái đã quyết định chuyển bức tượng về Leipzig. Từ tháng 10 năm 2018, tượng sẽ được trưng bày trong bảo tàng. Nhà điêu khắc Wagner rất vui mừng với ý tưởng này:
"Phải nói rằng tôi rất ngạc nhiên vì đã có vinh dự chứng kiến sự kiện này".
Tuy nhiên, trước đó tác phẩm điêu khắc cần phải phục hồi đến trạng thái có thể trưng bày được. Trong thời gian lưu giữ trong nhà kho, bức tượng đã bị vỡ chân trái và chiếc mũ bị hư hỏng. Ngoài ra, cần phải làm sạch mặt đá sa thạch bị ô nhiễm nặng. Con trai của nhà điêu khắc, anh Rico, người làm nghề thợ đá, đã thực hiện công việc này. Công việc kéo dài ba ngày, và như ông Wagner nói, làm việc miễn phí.
"Đó là món quà dành cho chúng tôi. Trên thực tế, con trai tôi cần phải gửi hóa đơn đòi tiền. Nhưng tôi nói: đó là vấn đề danh dự. Và con trai từ chối yêu cầu thanh toán".
Thị trấn Bischofsverda cũng đồng ý từ bỏ tác phẩm điêu khắc không được trân trọng và trao lại cho Bảo tàng Leipzig, nơi tổ chức quá trình vận chuyển.
Thêm một Lenin nữa và các di tích khác
Tuy nhiên, tượng Lenin này không phải là tác phẩm điêu khắc duy nhất của người Nga đã làm thay đổi thế giới, được tạo ra bởi Wagner.
"Tôi đã tạc bức tượng Lenin nửa người cho văn phòng quân quản Liên Xô ở Dresden. Sau đó tôi đọc trên báo được biết tượng đã được bán đấu giá. Khi đó có một người đã mua nó. Rõ ràng, bây giờ bức tượng đang ở trong nhà ông ta", — nhà điêu khắc nói.
Về vấn đề xử sự thế nào đối với các di sản thời Liên Xô, Wagner trả lời một cách thực dụng:
"Cần phải quyết định theo từng đối tượng cụ thể: nó có giá trị bảo tồn hay không? Có lẽ bạn cũng biết tất cả những gì trước đây liên quan đến các tượng đài Lenin và các di tích khác, từng rất phổ biến, đã được gỡ bỏ. Những di tích này đột nhiên biến mất cùng một lúc. Nói đúng ra, đã không có một cuộc thảo luận nào".
Manfred Wagner là một trong những nhà điêu khắc và phục chế có trình độ cao nhất ở CHDC Đức (cũ). "Dấu vết" của Wagner có thể được tìm thấy tại Thư viện Nghệ thuật Dresden, Nhà thờ Dresden, Nhà thờ Pháp và Bảo tàng Nghệ thuật Ứng dụng Berlin. Wagner cũng đã tạc tượng cho công viên Sanssouci ở Potsdam và thậm chí làm các mẫu và bản sao cho lâu đài tại Copenhagen.
Từ năm 1981, Wagner chủ yếu làm việc tại quê hương ông ở Thuringia. Cùng với vợ, con, ông điều hành một xưởng chế tác đá.
Nhà điêu khắc và gia đình chắc chắn muốn đi Leipzig dự lễ khai trương tượng đài vào tháng Mười, khi tác phẩm điêu khắc của ông về người tiên phong ý thức hệ Xô Viết một lần nữa xuất hiện — hơn một trăm năm sau Cách mạng Tháng Mười và gần nửa thế kỷ sau khi bực tượng ra đời, hy vọng chiếm một vị trí xứng đáng trong một thành phố lịch sử vùng Saxony — thủ đô cuộc cách mạng hòa bình vào năm 1989.