Đó là nhận định của Stefan Meister — thành viên của Uỷ ban Chính sách Đối ngoại Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung và Đông Âu của Quỹ Robert Bosch (Đức) trong lời bình luận vấn đề trên với Sputnik.
"Đây là một dấu hiệu rõ ràng về sự leo thang căng thẳng đối với Moskva. Hiện nay tại Washington, cả Quốc hội và Chính quyền đều không quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ với Nga… Xu hướng "trừng phạt Nga" đang được tiếp tục, điều này không phải là điềm lành cho mối quan hệ Nga — Mỹ trong tương lai gần và cho thấy khả năng leo thang căng thẳng. Đối với EU và Đức, điều này có thể dẫn tới gia tăng bất đồng trong mối quan hệ với Mỹ vì những mâu thuẫn trong chính sách trừng phạt", — Meister nhận xét.
Theo các chuyên gia, "nếu các biện pháp trừng phạt mới được thông qua, EU và Đức sẽ không tuân thủ theo Mỹ, vì điều đó không đem lại lợi ích cho người châu Âu". Nhìn chung, Meister gọi những biện pháp trừng phạt mới có thể "gây khó khăn cho quan điểm chung giữa Mỹ và EU trong quan hệ với Nga cũng như cho sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương".
"Về vấn đề này, một số chính trị gia Đức và châu Âu đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng là họ không ủng hộ (trừng phạt)". Hành động của Mỹ có ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa EU và Nga, và tôi không tin rằng điều này sẽ được ủng hộ tại EU, trái lại, nó sẽ dẫn đến việc gia tăng mẫu thuẫn với Washington", — Meister bình luận.