Bóng hồng tuổi 20 tấn công Bộ tổng tham mưu

© Ảnh : Tiền PhongTấm hình tư liệu chụp cô Nhung ngày 30/4/1975 khi cô là biệt động thành dẫn đại quân vào nội đô.
Tấm hình tư liệu chụp cô Nhung ngày 30/4/1975 khi cô là biệt động thành dẫn đại quân vào nội đô. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong cuộc hội thảo về Tổng tiến công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 mới đây được Bộ Quốc phòng tổ chức tại TPHCM, có một phụ nữ tham dự mang theo tấm hình chụp mình ở tuổi đôi mươi, năm ấy cô cùng đồng đội đánh vào Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn - cô là Phạm Thị Nhung, nữ biệt động thành duy nhất trong đội hình tấn công vào đầu não của địch.

Ba đời cách mạng

Cô là Phạm Thị Bé (quê Long An), năm 1966 lấy tên Phạm Thị Nhung để hoạt động cách mạng. Bố là cụ Phạm Văn Kưu đại đội trưởng trong tiểu đoàn 307, sau 1954 đi tập kết, năm 1966 ông mất ở ngoài Bắc. Cô Nhung nhớ lại: "Năm 1954 mẹ đưa bố xuống Cà Mau đi tập kết, cô còn rất nhỏ. Nhà có 3 chị em, 2 gái một trai.

Những người lính trong Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Vũ khí nổi tiếng của khối XHCN trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Năm 17 tuổi, Phạm Thị Bé thoát ly, nhập ngũ ngày 1/1/1964. Năm 1966, biệt động thành xin cô về làm y tá của đơn vị. Tại đây, cô được huấn luyện làm công tác biệt động.

Cô Nhung kể: "Ông ngoại cô chống Pháp bị tra tấn về nhà chết. Chú, mợ ở tù. Cậu nằm vùng. Năm em trai 12 tuổi, cô về dắt em đi cách mạng, em cũng vào biệt động, làm cơ yếu. Từ căn cứ, cô được "bắn" vào nội thành, hóa trang đi học may, xây dựng cơ sở là cô ruột — Phạm Thị Chảnh, nhà gần chùa Ấn Quang.

Cuối năm 1967, lãnh đạo cô là ông Tám Bền, đội trưởng một đội biệt động bí mật, hoạt động độc lập. Tổ chức giao nhiệm vụ cho cô tới chợ Bà Quẹo trước 5 giờ sáng. Tới nơi,  cô bắt liên lạc với một bác tài xế xe lam.

Khi xe chạy ngang qua cổng chính Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn, đến cổng B, anh tài xế tấp xe vô lề và hai người chuyển hết số sọt đựng dưa cà xuống lề đường. Người tài xế bỏ đi để cô đứng bên đống hàng hóa.

Vừa lúc đó, có một phụ nữ người Bắc đi tới bắt liên lạc, thấy đúng ám hiệu, hai người cùng nhau chuyển dưa cà rau củ quả vào nhà người đàn bà trung niên nằm ngay bên hông Bộ Tổng tham mưu. Cả hai chuyển chục rọ hàng gồm 2 cây B40, hàng chục quả đạn, 4 cây AK cùng 2 thùng đạn. Tất cả được chuyển xuống cái hầm còn mới toanh. Hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, cô trở về căn cứ.

© Ảnh : Trần Nguyễn Anh./ Tiền PhongCô Nhung và tấm ảnh chụp 4 tháng trước chiến dịch Mậu Thân 1968.
Cô Nhung và tấm ảnh chụp 4 tháng trước chiến dịch Mậu Thân 1968. - Sputnik Việt Nam
Cô Nhung và tấm ảnh chụp 4 tháng trước chiến dịch Mậu Thân 1968.

Nổ súng giữa Bộ Tổng tham mưu

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (ngoài cùng bên trái) trò chuyện với lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lãnh đạo TP.HCM - Sputnik Việt Nam
Những bài học lịch sử xương máu từ cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Hai tháng sau, chiến dịch Mậu Thân mở màn. Cô gái trẻ 20 tuổi Phạm Thị Nhung với một đồng chí đóng vai vợ chồng, đến điểm tập kết chính là ngôi nhà cô đã chuyển vũ khí tới.

Trong chiều tối hôm ấy, các đồng chí khác cũng bằng nhiều con đường cùng có mặt. Khi đó vỏn vẹn chỉ có 10 người chờ đến tối đem vũ khí từ hầm lên. Cô Nhung được giao nhiệm vụ vừa làm y tá vừa tiếp đạn B40. Số vũ khí trang bị không đủ nên một vài người không có súng, chỉ có lựu đạn.

"Đến giờ xuất phát, một chiếc xe đến chở anh em chúng tôi. Mọi người nằm xuống thùng. Xe chạy thẳng vào cổng B của Bộ Tổng tham mưu. Có một tên Mỹ da đen gác. Chúng tôi nổ súng và tiến vào trong. Chiếc xe bị chết máy. Chúng tôi rời xe, chạy bộ vào".

Địch phát hiện có quân ta tấn công, chẳng bao lâu sau chúng điều quân đến tiếp viện. Cuộc chiến diễn ra ngày càng ác liệt. Tiếng súng nổ chát chúa, địch tăng quân bao vây, bắn trả dữ dội.

Cô Nhung bùi ngùi: "Anh Thắng là xạ thủ B40 bắn liên tục mấy quả đạn và bị điếc lỗ tai. Tôi đòi bắn giùm. Anh Thắng gạt tay tôi, không cho, rồi tự mình bắn tiếp. Mọi người bảo nhau cố gắng đánh để cầm chân địch, cho đại quân tiến vào".

Họ càng đánh, địch càng kéo đến đông hơn. Đồng đội bắn yểm trợ cho Phạm Thị Nhung bò ra lấy vũ khí. Cô Nhung kể: "Địch tưởng mình đông quá, nó không dám vào. Nó bắc loa kêu gọi mình ra hàng. Khi đó, có hai cô giao liên hợp pháp của đội, mặc quần áo thường, từ khu gia binh đi ra, báo: "Báo cáo thủ trưởng, chủ lực được lệnh rút ra rồi, đơn vị mình tùy cơ ứng biến".

Tám Bền liền nói với Phạm Thị Nhung: "Đồng chí là nữ, bằng mọi cách phải ra báo cáo lại đơn vị, còn anh em trong này tùy cơ ứng biến chiến đấu đến giọt máu cuối cùng". Lúc ấy, cô Nhung không chịu đi, cô thà chết chứ mình là y tá không thể bỏ lại thương binh. Ông Tám Bền tức giận quát: "Đi nhanh ra!".

Cô đi vòng ra sau trại gia binh, thấy những người vợ lính đang khóc. Cô nói với họ: "Không sao, tôi cũng như các chị thôi, mọi người đừng sợ, không ai bắn các chị đâu". Cô lấy quần áo của một cô vợ lính để mặc, bồng một đứa con nhỏ trong khu gia binh, dẫn đoàn người đi ra cổng. "Khi đi ra mình mới thấy địch đang bao vây 3 vòng đai. Vừa ra khỏi cổng nghe thấy tiếng súng của đồng đội mình vang lên bên trong vòng vây, nhằm lôi kéo sự chú ý của quân địch để giúp cô thoát khỏi sự chú ý. Anh em ở lại, người hy sinh, người hết đạn bị địch bắt", cô bùi ngùi.

Ðược bà Nguyễn Thị Ðịnh tặng súng

Hình ảnh đẫm máu của binh lính Mỹ - Sputnik Việt Nam
Chiến dịch Mậu Thân 1968 và sự thất bại của truyền thông Mỹ (Ảnh)
Sau chiến dịch Mậu Thân, tại Hội nghị chiến sĩ thi đua Miền, bà Nguyễn Thị Định (Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng miền Nam) tặng cho bà Nhung một khẩu súng K57, súng nhỏ rất hiện đại, hãm được tiếng động. Khi gặp tôi, cô Nhung nói: "Mấy năm nay tôi yếu hơn trước. Vì hoàn cảnh chiến đấu, tôi lập gia đình muộn, 70 tuổi mới vừa có cháu nội!".

Cô khoe Huân chương chiến công hạng 3, Huân chương kháng chiến hạng 2, 3 bằng khen, nhiều giấy khen. Nhưng tấm hình cô thích nhất vẫn là tấm hình thời con gái, khuôn mặt trong sáng, rắn rỏi. Cô kể: "Cô chụp tấm hình này 4 tháng trước chiến dịch Mậu Thân làm kỷ niệm". Cô đi đâu cũng vẫn thường ôm theo tấm hình chụp năm 20 tuổi ấy, như giữ gìn những ký ức, khát vọng của thời thanh xuân khốc liệt mà đầy lãng mạn.

Nguồn: Tiền Phong

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала