"Chúng tôi đàm phán với một số quốc gia, và sẽ có hành động thích hợp khi đi đến một quyết định", — một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ trả lời câu hỏi của nhà báo về những biện pháp của Washington đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, quốc gia đã mua hoặc có ý định sẽ mua hệ thống phòng không Nga.
Ngoài ra, Thiếu tướng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ về hưu Beyazit Karatas cũng có nhận xét với Sputnik về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, người đã từng cho biết sau khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa từ Trung Quốc, Mỹ đã có các hoạt động "đằng sau hậu trường" chống lại việc thực hiện thỏa thuận:
"Kết quả là đã từ chối mua các hệ thống của Trung Quốc, nhưng hiện nay tình hình chính trị xung quanh hợp đồng S-400 là hoàn toàn khác. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có một lập trường chống Mỹ sâu sắc hơn nhiều. Mỹ liên tục tạo ra những trở ngại trong vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ mua sắm hệ thống phòng không tầm xa. Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên khi quyết định mua S-400 và dự định sử dụng riêng rẽ với NATO để bảo vệ an ninh quốc gia của mình, đã có những đánh giá toàn diện về lâu dài. Hiện nay và cũng như trước đây, Hoa Kỳ lợi dụng NATO áp lực ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400. Câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ làm gì, khi họ đã cung cấp những máy bay đầy ắp vũ khí cho Đảng công nhân Kurdistan, để trả đũa việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 từ Nga ư? Họ có thể, ví dụ như áp đặt lệnh cấm vận trên một số vấn đề tài chính và kinh tế. Nhưng, theo ý kiến của tôi, nó sẽ không có ý nghĩa gì nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục duy trì vị thế chính trị mạnh mẽ của mình. Nhiều khả năng, trong khoảng thời gian trước khi S-400 được chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm vận động hành lang vũ khí Mỹ sẽ thực hiện mọi nỗ lực để ngăn chặn điều này, dùng đến những công cụ khác nhau. Nhóm vận động này có các liên hệ với nước ngoài và kể cả ở trong Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn sẽ được sử dụng để gây áp lực trên vấn đề này", — Karatas nói.
Trong khi đó, theo ông Karatas, Mỹ không thể ngăn chặn việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400: "Tôi tin rằng tình hình chính trị và quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ là như vậy, dù bất cứ áp lực nào của Mỹ lên hợp đồng S-400, họ cuối cùng đã đánh mất sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ cả về chính trị và xã hội. Thực tế là 85% người dân chúng tôi hiện đang có xu hướng chống Mỹ và NATO. Tôi tin rằng, trong khi chiến dịch quân sự đang diễn ra tại Afrin và triển vọng mở rộng hơn nữa các hoạt động trên lãnh thổ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thay đổi quyết định của mình liên quan đến việc mua S-400, — Karatas kết luận.